Đắk Mil chú trọng công tác tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa
Tại xã Đắk N’Drót những ngày này, lực lượng thú y xã tích cực xuống từng hộ gia đình để thực hiện công tác tiêm phòng. Theo bà Hoàng Thị Hải, cán bộ thú y xã Đắk N’Drót do đặc thù là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên người chăn nuôi dù đã có ý thức phòng chống dịch bệnh nhưng tỷ lệ tiêm phòng trên đàn vật nuôi vẫn chưa cao. Một bộ phận người dân chủ quan, lơ là, không chú trọng đến công tác phòng bệnh cho vật nuôi.
Trước thực tế này, địa phương đã đến từng hộ gia đình để thông báo lịch tiêm phòng, cũng như vận động bà con tập trung đàn vật nuôi để tiêm phòng hiệu quả. Xã Đắk N'Drót hiện có hơn 11.000 con gia súc, gia cầm các loại.
Sau hơn 3 ngày ra quân tiêm phòng, đến nay, toàn xã đã tiêm được gần 200 liều vắc xin, trong tổng số gần 2.000 liều vắc xin được cấp phát. Ngoài ra, xã được cấp 55 lít hóa chất, đã tiến hành tiêu độc khử trùng tại các khu vực chuồng trại nuôi cho người dân.
Ông Y Xrao, ở bon Đắk R’la cho biết: “Vào mùa mưa, đàn vật nuôi thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Xác định được điều này, gia đình tôi luôn vệ sinh sạch sẽ chuồng heo, gà. Ngoài ra, khẩu phần ăn trong mùa mưa cho đàn vật nuôi cũng được gia đình tăng liều lượng các chất bổ dưỡng, có sức đề kháng cao. Vừa rồi, được cán bộ thú y tổ chức tiêm phòng, gia đình tôi đã tập trung đàn vật nuôi để được tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Cũng nhờ vậy, đến nay, hơn 6 con heo và gần 40 con gà của gia đình vẫn phát triển ổn định”.
Tại xã Đức Minh, địa phương cũng đã tích cực tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Hiện tại, toàn xã đã tiêm hơn 400 liều vắc xin cho gia súc, gia cầm các loại. Ông Trần Quốc Chuẩn, cán bộ thú y xã Đức Minh cho biết, so với mọi năm, năm nay, số lượng vắc xin được các ngành cấp phát muộn hơn.
Để đảm bảo vật nuôi không nhiễm bệnh, trước đó, xã đã tích cực vận động người dân chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại. Lực lượng thú y đã đi từng thôn, bon để rà soát tổng đàn vật nuôi để khi có vắc xin về là tiến hành tiêm phòng luôn. Trong quá trình tiêm phòng, địa phương luôn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch nếu xảy ra.
Theo ông Nguyễn Văn Đức, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Đắk Mil thì từ đầu mùa mưa đến nay, toàn huyện đã tiêm được gần 4.000 liều vắc xin, trong tổng số hơn 8.000 liều vắc xin được cấp trên phân bổ. Trong đó, huyện chủ yếu tập trung vào tiêm phòng các loại vắc xin như lở mồm, long móng ở trâu, bò, tụ huyết trùng, dịch tả ở heo...
Ngoài công tác tiêm phòng, Trạm Thú y huyện đã cấp hơn 500 lít hóa chất để người dân tiến hành tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại. Việc khuyến cáo người chăn nuôi nên áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cũng như tăng thêm khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng cho đàn vật nuôi cũng được địa phương tích cực triển khai.
Cũng theo ông Đức, bên cạnh nỗ lực của Trạm Thú y, trong mùa mưa, người dân cũng phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật nuôi. Nếu phát hiện đàn vật nuôi có dấu hiệu bất thường thì báo ngay cho cán bộ thú y xã, phường, chính quyền địa phương để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Related news
Theo Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (huyện Tân Thành), kết quả điều tra khảo sát các cá thể sầu riêng từ năm 2011-2013 tại 6 tỉnh: BR-VT, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương đã ghi nhận 46 cá thể có năng suất, phẩm chất nổi trội, trong đó có một cá thể sầu riêng “SR HB11” của BR-VT.
Sáng 1/4, tại xã Chánh An, huyện Mang Thít, Sở NN&PTNT Vĩnh Long phối hợp với các cơ quan chức năng thiêu hủy 10 bộ xuyệt điện thu giữ từ các đối tượng đánh bắt tận diệt trên sông.
Trong số các đề án chăn nuôi triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong nhiều năm qua thì Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần được đánh giá là một đề án thành công, bởi nó được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thực tế tập quán chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ của nông thôn miền núi cũng như xu thế thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay.
Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.
Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.