Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn

Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn
Ngày đăng: 11/09/2014

Đến xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) hỏi thăm ông Mai Văn Thành ai cũng biết, vì nhiều năm trở lại đây, ông nổi tiếng nhờ tài chăn nuôi vịt, cá, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.

Cha mẹ 2 bên đều nghèo cho được 4,5 sào đất lúa cày cấy lấy lương thực nuôi con. Hai vợ chồng chịu khó làm đêm, làm ngày, hết cấy lúa chuyển sang trồng ngô, khoai nhưng, mất mùa thường xuyên nên chả đủ ăn. Nếu cứ bám lấy ruộng đồng khó thoát được nghèo đói, ông Thành bàn với vợ mua vịt về nuôi bán thịt. Nhờ đồng vốn hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ nông dân xã Yên Thái, đầu năm 2000, ông Thành đầu tư mua được hơn 100 con vịt giống về nuôi.

Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên nuôi lứa vịt nào ông cũng thành công, không bị dịch bệnh đe dọa. Đầu năm 2014 vừa qua, ông Thành tiếp tục đầu tư lớn, mua thêm hơn 1.000 vịt đẻ và 500 vịt thịt thương phẩm.

Ông Thành khoe: “Hiện đàn vịt đang sinh trưởng tốt, vịt đã cho trứng thường xuyên, với giá trứng hiện đang là 2.600 đồng/quả, tính ra tiền bán trứng mỗi ngày cũng bỏ túi gần 3 triệu đồng, cộng với việc thu bán vịt thịt và hơn 2 mẫu ao cá truyền thống vào cuối năm, trừ chi phí tôi cũng có gần 200 triệu đồng đấy”.

Ông Thành cho biết: “Trong thời nhiều dịch như hiện nay, người chăn nuôi phải được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ thuật thì mới giúp đàn vật nuôi tránh dịch bệnh được. Như hộ nhà tôi đây, nói không sai chứ hàng chục năm nuôi gia cầm đến nay chưa lần nào bị dịch bệnh đe dọa đâu”. Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, ông Thành cho hay: Trong chăn nuôi vịt và cá, khâu quyết định nhất vẫn là chọn giống tốt và phòng dịch bệnh. Nếu coi nhẹ 2 khâu đó coi như cầm chắc thất bại đấy.

Bà con muốn mua vịt, cá hay tư vấn kỹ thuật liên hệ với ông Mai Văn Thành qua số điện thoại: 01689320514.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Sơn (Khánh Hòa) Mất Mùa Mít Nghệ Khánh Sơn (Khánh Hòa) Mất Mùa Mít Nghệ

Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.

24/07/2014
Cá Sặc Bổi Đổ Ngược Về Cà Mau Cá Sặc Bổi Đổ Ngược Về Cà Mau

Ông Trần Vững, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), cho biết: Giá cá sặc bổi hiện nay giảm quá mạnh. Nhiều hộ dân đã đến thời điểm thu hoạch cá mà không dám lên hầm vì không có lời, còn hộ nào đi vay nợ để làm mô hình này thì lỗ nặng.

24/07/2014
Phát Triển Tiềm Năng Cây Ngô Trên Đồng Đất Thanh Hóa Phát Triển Tiềm Năng Cây Ngô Trên Đồng Đất Thanh Hóa

Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.

05/08/2014
Quảng Ninh Báo Động Tình Trạng Đánh Bắt Con Móng Tay Bằng Máy Bơm Áp Lực Lớn Quảng Ninh Báo Động Tình Trạng Đánh Bắt Con Móng Tay Bằng Máy Bơm Áp Lực Lớn

Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.

24/07/2014
Nhà Khoa Học Giúp Nông Dân Kỹ Thuật Nuôi Trồng Nhà Khoa Học Giúp Nông Dân Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).

05/08/2014