Đông Tiến Bội Thu Vụ Lúa
Ông K’ Văn Góa - Phó Chủ tịch xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Ngay từ đầu tháng 3, chúng tôi đã họp, có kế hoạch và thông báo cho bà con xuống giống vụ hè thu, nguồn nước cung cấp đầy đủ. Có 45,3 hecta đất trồng lúa nước, bà con đồng loạt xuống giống, đạt 100% chỉ tiêu đề ra là không bỏ ruộng hoang”.
Với địa hình đồi dốc, bà con nơi đây sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi nên việc cần có nguồn nước đầy đủ là cả vấn đề lớn.
Trước đây, bà con trong xã chỉ sống trông chờ vào nguồn nước trời, ai sống dọc bờ sông Do (suối Thị), thì may ra còn có nguồn nước sinh hoạt quanh năm, nhưng nếu vào mùa mưa thì tình hình lụt lội là không tránh khỏi. Do tập tục sống tập trung của người đồng bào nên họ đã giúp nhau đắp đập be bờ, và tận dụng lợi thế nguồn nước.
Khoảng năm 1984 bà con bắt đầu làm ruộng lúa nước và so với lúa nương thì nhìn chung bà con vẫn có ăn hơn và cứ như thế dần dần ruộng lúa nước được nhân rộng. Mặc dù vậy nhưng cả một quá trình dài, bà con chỉ canh tác phụ thuộc vào nước trời.
Từ năm 1997, kênh mương nội đồng mới được chú trọng, với các chương trình hỗ trợ cho đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, bà con được tham gia nhiều lớp tập huấn trồng trọt và chăn nuôi, kênh mương được mở rộng, hỗ trợ vốn, nên đời sống được nâng cao.
Anh Mang Đội - nông dân xã Đông Tiến cho biết: “Trung bình mỗi sào của vụ này, trừ chi phí chúng tôi cũng có lãi khoảng 2,5 triệu đồng. Nguồn nước hiện đang rất đầy đủ và ổn định cho bà con tiếp tục gieo sạ vụ sau”.
Với 5, 98 km kênh mương nội đồng (đạt tiêu chí thứ 3 trong chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2012), nguồn nước dẫn từ đập Đan Sách về, kênh mương thường xuyên được nạo vét, tu bổ, số kênh mương được kiêng cố hóa là 2,08 km, nên nguồn nước nơi đây rất dồi dào đảm bảo cho bà con canh tác. Ngoài ra còn có con sông Do chảy qua giữa làng Đông Tiến tạo nên một bức tranh sinh động.
Ông K’ Văn Góa cho biết thêm: “Chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bà con tăng gia sản xuất, đảm bảo thêm nguồn lương thực cung cấp tại chỗ. Từ khi kênh mương nội đồng được mở rộng, thì ruộng lúa nước được sản xuất 3 vụ/ năm.
Có năm cũng cho ruộng nghỉ bớt một vụ, để đất được cày ải, đảm bảo cho vụ tiếp theo tốt hơn. Và vụ lúa này được mùa cũng là một phần do vụ đông xuân chúng tôi không để bà con xuống giống. Như năm ngoái, vụ tốt nhất cũng chỉ đạt khoảng 4 tạ/sào, năm nay bà con chưa thu hoạch xong nhưng ước tính vẫn đạt cao hơn nhiều so với các năm”.
Có thể bạn quan tâm
Đến thăm trang trại nuôi chim bồ câu của anh Phan Văn Hoài ở kiệt 154, đường Nguyễn Du, thành phố Đông Hà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh.
Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 3106/KH-UBND về việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) cúm gia cầm và Niu-cát-xơn (còn gọi là bệnh gà rù) đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020.
UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận về chủ trương theo đề xuất của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc bổ sung quy mô dự án “Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng (xã Văn Khê và Hoàng Kim, huyện Mê Linh)".
Sử dụng vắc-xin để tạo kháng thể giúp cho đàn gia cầm miễn nhiễm với virus cúm H5N1 là việc làm phổ biến được ngành thú y thực hiện hiệu quả trong những năm qua.