Đắk Lắk Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Để Phòng Trừ Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Tiêu
Sáng 23-5, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu tại phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).
Tham dự có đông đảo nông dân và cán bộ thuộc ngành nông nghiệp của thị xã và các huyện Krông Năng, Ea H'leo, Cư M’gar.
Mô hình được thực hiện tại hộ ông Phạm Thanh Tùng, thuộc TDP 3 trên diện tích 4 sào tiêu trong giai đoạn kinh doanh có biểu hiện của bệnh chết nhanh và chết chậm. Sau 8 tháng (từ tháng 8-2013 đến hết tháng 3-2014) sử dụng chế phẩm Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco, tỷ lệ bệnh giảm từ 0,4% - 1,27% và thuốc không gây ngộ độc cho cây tiêu, trong khi mô hình đối chứng sử dụng thuốc hóa học tỷ lệ bệnh tiếp tục tăng từ 8,35% - 11,04%.
Tại hội thảo, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng các chế phẩm sinh học trong trồng trọt để mang lại hiệu quả tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp về lâu dài. Được biết, Chi cục và Công ty Phương Nam cũng đã thực hiện một mô hình tại huyện Cư Kuin và cũng cho kết quả tương tự như mô hình ở phường Bình Tân.
Related news
Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.
Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.
Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.
Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.