Đắk Lắk trồng tiêu ồ ạt, không đảm bảo tính bền vững

Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 16.000 ha hồ tiêu, sản lượng gần 25.000 tấn, tập trung ở các huyện Ea Hleo, Chư Quynh, Krông Năng, Ea Kar. Với giá tiêu hạt ổn định ở mức cao, trên 150.000 đồng/kg, việc trồng tiêu tại tỉnh vẫn đang tăng ồ ạt, nhưng không đảm bảo tính bền vững. Quá trình chọn giống, cách trồng, chăm sóc chưa hợp lý, nên các loại sâu bệnh hại trên cây tiêu phát triển mạnh khiến cho nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Chỉ trong năm 2014, toàn tỉnh đã có 1.300 ha tiêu bị bệnh vàng lá và các bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn đối với người trồng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu những bất cập trong việc phát triển cây tiêu hiện nay; cán bộ nông nghiệp ở các huyện đi đầu về trồng tiêu như Chư Quynh, Ea Kar cũng chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp của địa phương trong quá trình phát triển cây tiêu theo hướng bên vững, đó là sử dụng các loại cây sống làm trụ tiêu; đào mương trong vườn để tăng độ thoáng cho đất trong mùa mưa, giảm nguy cơ bệnh hại.
Ông Y Ghi Niê, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Lắk cho biết, trên cơ sở các kết quả từ hội thảo này, đơn vị sẽ tham mưu cho tỉnh về kế hoạch định hướng phát triển cây hồ tiêu trong thời gian tới. Trồng tiêu cố gắng chọn giống tiêu thật chất lượng; chăm sóc giảm bớt lượng phân hóa học...
Related news

Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng đều XK qua đường tiểu ngạch, luôn tiềm ẩn những rủi ro đối với thương nhân trong nước. Đồng thời, sự lệ thuộc lớn vào một thị trường không ổn định như Trung Quốc đã khiến nhiều mặt hàng XK bắt đầu bị ảnh hưởng và buộc phải tìm giải pháp chuyển hướng.

Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.