Chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Xu hướng phục hồi và phát triển đàn heo
Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng hạn hán kéo dài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, theo ông Châu Ngọc Tấn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tương đối ổn định, không có tình trạng bệnh trên gia súc, gia cầm trở thành dịch. Đặc biệt, các địa phương đã tổ chức tiêm phòng một số loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm với trên 4,5 triệu liều, kiểm dịch động vật các loại với quy mô lớn…
Cũng theo ông Châu Ngọc Tấn, trước thực tế diện tích đồng cỏ, nơi chăn thả ngày càng bị thu hẹp trên địa bàn tỉnh, xu thế hiện nay của người chăn nuôi là đầu tư nuôi heo với hình thức chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Trong đó, chú trọng các biện pháp xử lý triệt để các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cải tiến và nâng cao chất lượng đàn giống. Đây cũng là thời điểm giá heo hơi tương đối ổn định, ít dịch bệnh nên được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
Tiêu độc khử trùng môi trường
Bộ Nông nghiệp & PTNT nhận định, từ nay đến cuối năm 2015, nguy cơ xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm rất cao. Đặc biệt hiện nay, diễn biến bệnh cúm A/H7N9 tại Trung Quốc vẫn rất phức tạp. Trong khi đó việc vận chuyển trái phép gia cầm giống vào trong nước tiêu thụ vẫn chưa chấm dứt. Vì vậy, để chủ động ngăn chặn các chủng vi rút gây bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, việc vệ sinh tiêu độc khử trùng đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh.
Riêng đối với Bình Thuận, song song tập trung phục hồi, phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm để phòng trừ dịch bệnh. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm dịch động vật ra, vào tỉnh và kiểm soát giết mổ để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan từ bên ngoài vào. Lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh cho biết thêm: “Thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi đợt 1/2015, trạm thú y các địa phương đã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành phun tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm... Qua đó nhằm cắt đứt đường truyền lây của vi rút trên quần thể gia súc, gia cầm và trong môi trường...
Có thể bạn quan tâm
Cá chim trắng lần đầu tiên được đưa về nuôi tại tỉnh Bình Định năm 2003, do Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Kết quả năng suất nuôi đạt 8,2 tấn/ha
Tại hội thảo về công nghệ và thiết bị sấy lúa do Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tổ chức tại Tiền Giang ngày 29-6, ông Nguyễn Ngọc Nam, phó tổng giám đốc Vinafood 2, cho biết các thống kê cho thấy tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL hằng năm lên tới gần 14%.
Mặc dù sản lượng các mặt hàng nông sản 6 tháng năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm trước, song giá bán lại có xu hướng giảm mạnh, có mặt hàng giảm tới 60%, đẩy nông dân đối mặt với tình trạng thua lỗ.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất giống nhãn chín muộn.
Trong những ngày gần đây, cuộc sống của nhiều diêm dân ở phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) gặp nhiều khó khăn vì giá muối chỉ ở mức 400 - 450 đồng/kg, thậm chí chẳng có người mua. Ngược lại, cách đấy khoảng 120 km về phía Bắc, diêm dân ở đồng muối Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) lại chẳng chịu bán với giá 1.400 - 1.600 đồng/kg, dù có rất nhiều tư thương đến mua.