Đăk Lắk tăng hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cây trồng

Chỉ riêng tại xã Hòa Hiệp, người dân đã chuyển gần 100 ha đất lúa sang trồng bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, ngô lai… nên không những tránh được hạn hán, mà còn cho thu nhập cao hơn.
Điển hình như gia đình anh Nguyễn Hữu Minh, ở thôn Đông Sơn, xã Hòa Hiệp, với 1 ha đất chuyển đổi trồng nhiều loại rau quả khác nhau, anh đã thu được hơn 50 triệu đồng, gấp đôi so với trồng lúa.
“Làm lúa đạt sản lượng cao nhất tổng thu mới được 25 - 30 triệu đồng/ha; trong khi trồng rau quả, một sào cũng đạt được 9 triệu đồng. Mặt khác, trồng rau quả đỡ vất vả hơn, thời gian cũng ngắn hơn, chỉ cần đòi hỏi kỹ thuật một chút nhưng lợi nhuận mang lại cao hơn nhiều so với trồng lúa”, anh Minh cho biết.
Năm thứ hai chuyển đổi cây trồng tránh hạn thành công, bà Đỗ Thị Bạch Yến, ở xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin cho biết, trời nắng nên dưa, bí được mùa, gia đình bà cũng như người dân ở đây đều có lãi lớn.
“Khí hậu năm nay ít lạnh hơn, cùng với việc giá cả ổn định và tăng cao hơn năm ngoái. Năm ngoái giá dưa, bí chỉ đạt 3.200 đồng/kg nhưng sang năm nay đã bán được 5.100 đồng/kg, khiến bà con phấn khởi hơn.
Related news

Nỗi ám ảnh về giống Trung Quốc của bà con nông dân Quảng Nam ngày càng lớn sau câu chuyện cây ớt chết hàng loạt ở Duy Xuyên, Đại Lộc…

Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đang thu hoạch rộ và trúng mùa trái sơ ri. Đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định.

Những ngày này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang cố gắng mở rộng diện tích mãng cầu ta trong toàn tỉnh lên vài ngàn ha thay vì 2.000 ha như hiện nay. Người dân được khuyến khích thâm canh mãng cầu qua việc Trung tâm Khuyến nông của tỉnh giúp nông dân thực hiện những khu vườn mãng cầu thí điểm mà năng suất đạt 7 tấn trái/vụ, với giá bán tùy theo loại, từ 12 - 32 ngàn đồng/kg. Ước tính người trồng mãng cầu thu lãi trên 100 triệu đồng/ha/vụ.

Đây là ý kiến của ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) tại phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội 2013 về vấn đề phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM hiện nay. NTNN xin trích đăng một phần ý kiến của đại biểu Thúy.

Mỗi năm huyện Giá Rai có hơn 2.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, nên đã trở thành giàu có. Ông Nguyễn Văn Hiền ở ấp 10A (xã Tân Phong) là một điển hình.