Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặc sản ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng

Đặc sản ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng
Ngày đăng: 25/11/2015

Ghẹ xanh được nhắc đến như một đặc sản nổi tiếng của vùng biển Kiên Giang.

Đây là một trong những loài hải sản có giá trị kinh tế, không chỉ phục vụ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Thái Lan..., đem lại nguồn thu thập đáng kể cho nhiều hộ gia đình.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn ngư dân địa phương.

Theo báo cáo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản, đơn vị đã nghiên cứu đánh giá nguồn lợi ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang từ năm 2012, sản lượng khai thác đã giảm 20,5% so với năm 2013 và giảm đến 43% so với năm 2009, chỉ khoảng 11.000 tấn.

Còn theo kinh nghiệm từ những ngư dân làm nghề khai thác ghẹ lâu năm, sản lượng ghẹ đánh bắt được hiện nay chỉ bằng một nửa so với vài năm trước đây.

Chị Phan Thị Đông, ngư dân ở xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc cho biết: “Những năm trước đây, mỗi ngày chúng tôi có thể đánh bắt được hơn 20 kg ghẹ, còn bây giờ chỉ được khoảng chục kg đổ lại.

Có những ngày thời tiết không tốt thì chẳng được bao nhiêu….”.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nguồn lợi ghẹ xanh bị suy giảm nghiêm trọng như hiện nay là do nhu cầu thị trường tăng cao dẫn đến việc khai thác quá mức.

Mặt khác, nhiều ngư dân hành nghề đánh bắt ghẹ vẫn sử dụng các loại ngư lưới cụ không đúng với quy định cho phép, khai thác một cách tận diệt.

Vì cái lợi trước mắt, nhiều ngư dân đã đánh bắt cả các loại ghẹ nhỏ và ghẹ đang mang trứng, trong khi đây là yếu tố cần thiết để duy trì và phục hồi nguồn lợi ghẹ trong tự nhiên.

Việc suy giảm nguồn lợi ghẹ xanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con ngư dân tại Kiên Giang, nhiều người buộc phải đi làm nghề khác kiếm sống.

Bên cạnh đó, sản lượng ghẹ xanh khai thác được bị sụt giảm nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ghẹ.

Nhiều doanh nghiệp không thể đạt được sản lượng đề ra do thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó giám đốc Công ty TNHH Trang Ngọc Phát cho biết: “Chúng tôi là một đơn vị thu mua ghẹ xanh để làm hàng cao cấp xuất khẩu chủ yếu cho thị trường Mỹ.

Như mọi năm, công ty chúng tôi thu vào khoảng 180 tấn ghẹ xanh, tuy nhiên tính tới thời điểm này chỉ thu khoảng 60 tấn, chỉ bằng 1/3 so với những năm trước”.

Để duy trì bền vững nguồn lợi tự nhiên có giá trị này, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành các văn bản quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang và Câu lạc bộ ghẹ VASEP với sự hỗ trợ từ Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên, đã tiến hành thực hiện Chương trình cải tiến nghề khai thác Ghẹ xanh nhằm xác định và giải quyết các vấn đề cần ưu tiên trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi ghẹ xanh nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung.

Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy, Quản lý dự án cải tiến nghề khai thác ghẹ xanh Kiên Giang cho biết: “Đến nay, dự án đã hoàn thành việc đánh giá tình trạng nguồn lợi, đã xác định được nguồn lợi đang bị khai thác quá mức, rất cần những giải pháp tức thời và lâu dài để khôi phục, duy trì lại nguồn lợi này.

Dự án đã xây dựng mô hình đồng quản lý, nâng cao nhận thức cho ngư dân thong qua các hoạt động tuyên truyền và tổ chức tập huấn để thiết lập mô hình đồng quản lý”.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 20.000 ngư dân tham gia đánh bắt ghẹ xanh với khoảng 1.700 tàu công suất nhỏ hơn hoặc bằng 90 CV và một lượng lớn ghe nhỏ ở các xóm ấp ven bờ biển, sử dụng lưới rê hoặc bẫy để đánh bắt.

Việc bảo vệ nguồn lợi ghẹ xanh nói riêng, nguồn lợi thủy sản nói chung là bảo vệ chính đời sống của hàng ngàn ngư dân Kiên Giang.

Trách nhiệm này không thuộc về riêng ai mà cần có sự đồng thuận của nhà quản lý, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu ghẹ và ngư dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn lợi ghẹ đúng quy định, sẽ góp phần nâng cao được giá trị thương phẩm của mặt hàng ghẹ xanh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, đồng thời đảm bảo sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Trích Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Năm 2014 Trích Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Năm 2014

Nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2014. Đồng thời hạn chế những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch của Ngành Nông nghiệp.

06/03/2014
Cảnh Giác Thương Lái Mua Lá Khoai Lang Cảnh Giác Thương Lái Mua Lá Khoai Lang

Chiều 5-3, ông Huỳnh Văn Quân, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết: Giá khoai lang tím Nhật xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang tăng rất mạnh, từ 830.000 - 860.000 đồng/tạ, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 300.000 - 350.000 đồng/tạ.

06/03/2014
Nông Dân Đua Nhau Chặt Mía Nông Dân Đua Nhau Chặt Mía

Giá mía nguyên liệu dao động ở mức thấp dẫn đến việc thua lỗ kéo dài nên hàng loạt nông dân ở ĐBSCL ào ạt phá bỏ ruộng mía. Dọc các vùng mía trọng điểm ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Long An… nhiều ruộng mía biến thành những ao nuôi tôm, lên bờ trồng cây ăn trái, rau màu… Trước thực trạng cây mía đang bị hắt hủi, các nhà máy lo lắng thiếu nguyên liệu hoạt động trong thời gian tới.

06/03/2014
Xuất Hiện 4 Ổ Cúm Gia Cầm Tại Bình Dương Xuất Hiện 4 Ổ Cúm Gia Cầm Tại Bình Dương

Hiện nay, cả nước còn 63 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 22 tỉnh. Ngày 4/3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã có phiên họp thường kỳ. Theo đó, các đoàn công tác của Cục Thú y sẽ tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.

06/03/2014
Hỗ Trợ Nông Dân Tiêu Thụ Gà Sạch Hỗ Trợ Nông Dân Tiêu Thụ Gà Sạch

Bộ NN&PTNT vừa có công điện yêu cầu các địa phương sớm hướng dẫn, kiểm tra chứng nhận và công khai địa chỉ cơ sở chăn nuôi an toàn, không có dịch. Từ đó, có biện pháp khuyến khích tiêu thụ gia cầm sạch từ các cơ sở này.

06/03/2014