Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặc sản cá linh non đầu mùa đắt hơn thịt bò

Đặc sản cá linh non đầu mùa đắt hơn thịt bò
Ngày đăng: 12/08/2015

Cá linh là một loại thủy sản đặc trưng của mùa nước nổi, theo sông Mekong bắt đầu tràn về vùng đầu nguồn lũ ĐBSCL vào trung tuần tháng 7 Âm lịch hàng năm. Theo một số ngư dân chuyên đánh bắt cá linh mùa nước nổi thì năm nay cá linh về sớm hơn mọi năm. Những ngày qua, đặc sản này đã có tại các chợ vùng đầu nguồn lũ An Giang, được bán với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg (trong khi đó giá thịt bò được bán dao động từ 220.000 – 245.000 đồng/kg).

Một số địa điểm trên sông Hậu và sông Tiền thuộc địa phận các huyện đầu nguồn lũ, cá linh ở thời điểm hiện nay còn rất nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ bằng đầu đũa ăn và xuất hiện rất ít. Hiện cá linh đã có bán ở các chợ huyện vùng đầu nguồn lũ của An Giang (như An Phú, Tân Châu...) với mức giá cao gấp đôi so với năm trước. Tuy nhiên, theo một số thương lái tại đây, khả năng cá linh này được mua từ Campuchia về để đáp ứng nhu cầu của người dân thích ăn cá linh non đầu mùa.

Cá linh non bán tại chợ Tân Châu (An Giang).

Sở dĩ cá linh non đầu mùa có giá đắt đỏ, bởi sản lượng cá tự nhiên rất ít. Cá linh non có kích cỡ tầm khoảng đầu đũa ăn cơm, ăn cả nguyên con, thịt ngọt, hương vị đậm đà là món ăn đặc sản của người dân miền Tây chỉ có vào đầu những tháng nước nổi (từ tháng 7 đến tháng 8 Âm lịch). Nếu kéo dài qua tháng 9 Âm lịch thì cá linh đã "già", cá lớn lúc đó vào vụ nên cá rẻ, thịt ăn cũng ngon nhưng hương vị không bằng cá linh non.


Có thể bạn quan tâm

Sữa Nguyên Liệu Thu Mua Từ Nông Dân Vẫn Giữ Nguyên Giá Sữa Nguyên Liệu Thu Mua Từ Nông Dân Vẫn Giữ Nguyên Giá

Trước thông tin tăng giá sữa của nhiều DN sữa hiện nay, nhiều nông dân vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, giá sữa thu mua không thay đổi.

08/03/2013
Thanh Niên Làm Kinh Tế Giỏi Thanh Niên Làm Kinh Tế Giỏi

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

09/03/2013
Vấn Đề Tái Canh Khiến Nông Dân Trồng Cà Phê Đau Đầu Vấn Đề Tái Canh Khiến Nông Dân Trồng Cà Phê Đau Đầu

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

22/08/2013
Bớt Căng Thẳng Nguồn Tôm Nguyên Liệu Cung Ứng Cho Các Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Ở Bạc Liêu Bớt Căng Thẳng Nguồn Tôm Nguyên Liệu Cung Ứng Cho Các Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.

11/03/2013
Lão Nông Mê Nhãn Lão Nông Mê Nhãn

Sinh ra và lớn lên ở thủ phủ của nhãn lồng Khoái Châu (Hưng Yên), Chu Văn Vang đã dành tình yêu của mình cho cây nhãn. 15 tuổi, Vang đã bắt tay vào ươm, nhân giống, quyết tâm không để giống nhãn quý của quê hương mình bị mai một.

11/03/2013