Xuất khẩu cá tra giảm mạnh
Công nhân chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Tiền Giang
Giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra sang năm thị trường lớn là Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Brazil bị sụt giảm nhiều nhất, giảm từ 1,3-40,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường khác (trừ Trung Quốc và Anh) kết quả vẫn không khả quan hơn.
Lý giải điều này, một nguồn tin từ VASEP cho biết, biến động tỷ giá chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cá tra sụt giảm.
Nguyên nhân chính vẫn là nguồn cung các loại cá thịt trắng khác ở các thị trường này đang được mở rộng, cá tra phải chịu cạnh tranh gay gắt về giá.
Bên cạnh đó, dù có mức giá ổn định, thịt cá ít mùi, dễ chế biến nhưng hình ảnh cá tra Việt Nam vẫn chưa được quảng bá tốt ở những thị trường trên.
“Các chiến dịch quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp mà không tiếp cận trực tiếp được với người tiêu dùng nước ngoài.
Họ không biết rõ con cá này được nuôi ra sao, chế biến như thế nào nên có tâm lý e ngại” nguồn tin cho biết thêm.
Trước đó, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/2014/NĐ-CP về quy hoạch và đưa ra các quy chuẩn đối với việc nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Theo đề xuất này, Chính phủ sẽ không áp dụng ngay các quy định nghiêm ngặt về hàm ẩm, tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra, cũng như lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn VietGap để các doanh nghiệp đủ thời gian điều chỉnh.
Cụ thể, sẽ áp dụng mạ băng tối đa 20% và hàm ẩm tối đa 86% cho đến ngày 31/12/2018 và từ ngày 1/1/2019 mới chính thức áp dụng mạ băng không quá 10% và hàm ẩm không vượt quá 83% theo Nghị định.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Chính phủ lùi thời hạn để các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGap hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31/12/2016, thay vì là 31/12/2015.
Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, quyết định trên được cho là đã phần nào gỡ được gánh nặng cho các doanh nghiệp và người nuôi cá tra.
Có thể bạn quan tâm
Năm vừa qua, dịch bệnh trên đàn heo được khống chế, người nuôi heo ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ào ạt tăng đàn, những mong bội thu vào thời điểm cận Tết Nguyên đán. Nào ngờ giá heo đã không tăng, lại ngày càng giảm thấp, khiến người nuôi heo ở nơi được mệnh danh là vựa heo miền Trung đang buồn nẫu ruột.
Cụ thể hơn, ông Đại nói: “Sau khi UBND huyện làm việc với đại diện công ty (Cty Cổ phần sữa Đà Lạt - Dalat Milk, nay là TH Milk - PV), Cty đã đồng ý thu mua tất cả lượng sữa mà nhân dân làm ra ngay trong chiều cùng ngày. Đến nay, tình hình tiêu thụ sữa khu vực này ổn định”.
Theo đó, có 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ hoặc vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV gồm: cơ sở đóng sửa tàu thuyền Trần Minh Trọng, Võ Văn Bàng và Trần Xuân Trung (Tam Phú, TP Tam Kỳ).
Ông Mười cho biết, cuộc sống gia đình trước đây rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ và 1,5 công đất ruộng. Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông phải sang xã Khánh Hậu (TX Tân An, tỉnh Long An) thuê đất trồng lúa.
Ngày 20/1, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với ông Koya Nishikawa, Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản cùng đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.