Đã xuất khẩu hơn 2 triệu tấn gạo
Hiện giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 – 5.100 đ/kg, lúa dài khoảng 5.300 – 5.400 đ/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.350 – 6.450 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.100 – 6.200 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.300 – 7.400 đ/kg, gạo 15% tấm 7.050 – 7.150 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.850 – 6.950 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines tăng được dự đoán sẽ hỗ trợ giá gạo xuất khẩu đang liên tục giảm tại châu Á.
Giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ hiện tương ứng đạt 365 USD/tấn, 355 USD/tấn và 380 USD/tấn, giảm so với 410 USD/tấn, 380 USD/tấn và 390 USD/tấn hồi đầu năm
Mới đây, Việt Nam đã đồng ý cung cấp 150.000 tấn gạo với giá 410,12 USD/tấn cho Philippines. Việt Nam sẽ giao 60% trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu trước ngày 15/7 và số còn lại giao hàng trước 15/8.
Hồi đầu năm, Philippines đã nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Việt Nam và 200.000 tấn từ Thái Lan.
Cơ quan lương thực Quốc gia Philipines (NFA) đang lên kế hoạch mua thêm 250.000 tấn gạo sau khi Cục Thống kê Philippines (PSA) dự báo sản lượng lúa quý II của nước này giảm 4,3% xuống 3,898 triệu tấn so với 4,073 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,1% so với 3,902 triệu tấn dự báo hồi tháng 4.
Thái Lan, Việt Nam và Campuchia - các nước đang có hiệp định song phương với Philippines - sẽ được mời tham gia đàm phán G2G trong tuần này.
Có thể bạn quan tâm
Nắng nóng khốc liệt đã tiếp tục gây những thiệt hại không nhỏ đến “vựa chè” như Thanh Chương, Anh Sơn. Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh Nghệ An đã có gần 2.000 ha chè bị chết. Những diện tích chè mới trồng từ tháng 10 năm ngoái, qua mấy tháng trời chăm sóc, bây giờ coi như “xóa sổ”...
Sau thời gian bất lực nhìn vườn tiêu chết dần chết mòn do bệnh, thì nay nhiều nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mừng như “nhặt được vàng” khi ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam tại Gia Lai, đã sử dụng bài thuốc do mình nghiên cứu để cứu sống vườn tiêu của nông dân.
Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Đây là năm thứ hai liên tiếp rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại khiến nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.
Khi đến tay người tiêu dùng, những sản phẩm này đã có sẵn hồ sơ dữ liệu từ khi gieo hạt, chăm sóc và thành phẩm.
Kết quả điều tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, thành phần sâu bệnh trên cây mắc ca Lâm Đồng với 10 loài, trong đó hầu hết chỉ xuất hiện gây hại ở mức độ trung bình - nhẹ, ít phổ biến gồm: rầy mềm, sâu kèn nhỏ, rệp sáp, sâu đo đen vằn trắng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ nẹt, nhện đỏ, ve sầu và sâu đục quả.