Xuất khẩu gạo mậu biên tại Myanmar vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm

Myanmar tạm thời dừng xuất khẩu gạo từ tuần đầu của tháng 8 đến giữa tháng 9 do hơn 15% diện tích trồng lúa, khoảng 400.000 ha, bị hư hại do lũ lụt.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua cửa khẩu biên giới Muse, bang phía bắc Shan, vẫn tiếp diễn. Do tình trạng này, giá gạo tại Muse đã tăng thêm 1.500 kyat (1,16 USD)/bao so với tại thị trường Mandalay.
Tổng thư ký Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) đảm bảo rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ được dỡ bỏ vào ngày 15/9 như kế hoạch. MRF cũng hạ dự báo xuất khẩu gạo của nước này xuống khoảng 1,5 triệu tấn trong năm 2015.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chính của gạo Myanmar, nhưng phần lớn được xuất qua các cửa khẩu biên giới.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa của Myanmar niên vụ 2015-2016 đạt 20 triệu tấn (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Vụ thu hoạch ngao sắp kết thúc để chuẩn bị xuống giống cho vụ mới, nhưng hàng chục nghìn tấn ngao trị giá hàng trăm tỷ đồng ở Thanh Hóa vẫn "ngâm" dưới biển khiến người nuôi như ngồi trên đống lửa.

Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội thảo mô hình nuôi cua đồng thương phẩm tại xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) và Vạn Trạch (huyện Bố Trạch).

Được sự hỗ trợ lãi suất vốn vay của Nhà nước, nhiều nông dân ở Quảng Nam đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt trong lồng bè. Hướng nuôi này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh ngày càng tăng nhanh. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và lan nhanh trên diện rộng, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy. Nếu như năm 2010 có 38,54 ha thì đầu năm 2012 đến nay diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy là 551,56 ha, tăng gấp 13 lần năm 2010.

Trong 2 ngày 12 và 13/6, 4 hộ nuôi cá ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị trắng tay vì cá trong hồ bỗng dưng chết hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.