Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Xác Định Nguyên Nhân Cá Chết Ở Xã Quảng Thọ

Đã Xác Định Nguyên Nhân Cá Chết Ở Xã Quảng Thọ
Ngày đăng: 30/05/2012

Hơn nửa tháng nay, tình trạng cá bị bệnh và chết ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) khiến hàng trăm hộ nuôi đứng ngồi không yên. Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã cử cán bộ trực tiếp đến địa phương hướng dẫn bà con về cách phòng, chống bệnh cho cá và xử lý môi trường nước ở vùng nuôi...

Nguyên nhân

Hiện, trên địa bàn xã Quảng Thọ có hơn 100 hộ dân thả nuôi 319 lồng cá trắm cỏ, chép, mè... với khoảng 95 ngàn con cá giống. Sau 4 tháng thả nuôi, có 280 lồng cá bị bệnh và chết; trong đó, có gần 24 ngàn con cá kích cỡ từ 0,1 - 0,5 kg bị chết (chiếm khoảng 25%); ước thiệt hại gần 240 triệu đồng. Ông Phan Hữu Hồng, người nuôi cá ở xã Quảng Thọ cho biết: “Vụ nuôi này, gia đình tui thả nuôi 400 con cá giống trắm cỏ, thời gian nuôi 4 tháng, trọng lượng cá đạt bình quân 0,5 con/kg. Hiện cá chết hơn 50%, thiệt hại hơn chục triệu đồng. Tình trạng này thì không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ cho ngân hàng”.

Anh Nguyễn Minh Đức, phụ trách Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: “Cá ở xã Quảng Thọ chết do nhiều nguyên nhân: Do bà con nuôi với mật độ lồng và cá quá cao so với yêu cầu kỹ thuật (khoảng cách giữa các lồng quá dày, lồng cách lồng 1,2m trong khi đó yêu cầu kỹ thuật giữa các lồng cách nhau tối thiểu là 10m). Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi đột ngột, giai đoạn này đang là thời kỳ giao mùa (xuân sang hè) làm cho cá bị sốc và chết. Do thủy điện đóng cống, nguồn nước không lưu thông, đầu nguồn và dọc sông Bồ khai thác cát sạn; người dân xả rác thải trên sông; bà con trồng khoai, sắn, ngô hai bên bờ sông đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khi trời mưa trôi xuống sông... dẫn đến môi trường nước ô nhiễm, đo các yếu tố môi trường cho thấy pH thấp, PO4 cao”.

Khuyến cáo hộ nuôi

Theo anh Nguyễn Minh Đức, cá có hiện tượng bị nấm đỏ, hoại tử và xuất huyết, bệnh này rất khó điều trị. Vì thế, để hạn chế thiệt hại thấp nhất cho bà con, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con, nếu cá đạt kích cở khoảng 1 kg trở lên bà con thu hoạch để bán; đối với cá bị bệnh nhưng chưa thu hoạch được, người nuôi cần giản khoảng cách giữa các lồng, treo các túi vôi, thuốc tím xung quanh lồng và giảm cho cá ăn trong thời gian bị bệnh. Dùng thuốc KN-04-12 trộn vào thức ăn với liều lượng 400 gam thuốc/100 kg cá/ngày và cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Hoặc, có thể phòng bệnh cho cá bằng cách cho ăn 30 gam vitamin C/100 kg/cá/ngày và cho ăn liên tục từ 7 - 10 ngày.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ Hoàng Công Phong cho biết: “Trước tình trạng cá bị bệnh và chết, xã Quảng Thọ chỉ đạo các hộ nuôi chấp hành đúng các quy trình kỹ thuật của ngành thủy sản khuyến cáo. Đồng thời, tuyên truyền bà con ở địa phương trục vớt rác thải trên sông Bồ và cấm các hộ dân không được xả rác thải xuống sông, cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường nước trên sông Bồ để giúp các hộ nuôi phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng bền vững”.

Trước tình trạng cá chết trên diện rộng, các hộ nuôi cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi, những hộ có nhiều lồng cần chuyển từ lồng tre sang lồng nhôm để giảm ô nhiễm môi trường và giảm mật độ, khoảng cách giữa các lồng. Lâu dài, để nghề nuôi cá lồng phát triển theo hướng bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế, các cơ quan ban ngành chức năng cần hỗ trợ cho xã Quảng Thọ quy hoạch lại vùng nuôi cá lồng trên sông Bồ; đồng thời, tăng cường công tác quản lý, tập huấn kỹ thuật cho người nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Tôm Sú “Trở Lại” Tôm Sú “Trở Lại”

Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.

19/08/2014
Mưa Trên Diện Rộng Khiến Dừa Tươi Rớt Giá Mạnh Mưa Trên Diện Rộng Khiến Dừa Tươi Rớt Giá Mạnh

Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.

19/08/2014
Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD

Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.

19/08/2014
Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) Tái Cơ Cấu Kinh Tế Thuỷ Sản Theo Hướng Hiện Đại Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) Tái Cơ Cấu Kinh Tế Thuỷ Sản Theo Hướng Hiện Đại

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.

19/08/2014
Giao Thịnh (Nam Định) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thuỷ, Hải Sản Giao Thịnh (Nam Định) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thuỷ, Hải Sản

Những năm trước đây, thu nhập của người dân xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa, xã còn một số diện tích trồng cói, trồng màu. Vì vậy, đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp.

19/08/2014