Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Xác Định Nguyên Nhân Cá Chết Ở Xã Quảng Thọ

Đã Xác Định Nguyên Nhân Cá Chết Ở Xã Quảng Thọ
Publish date: Wednesday. May 30th, 2012

Hơn nửa tháng nay, tình trạng cá bị bệnh và chết ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) khiến hàng trăm hộ nuôi đứng ngồi không yên. Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã cử cán bộ trực tiếp đến địa phương hướng dẫn bà con về cách phòng, chống bệnh cho cá và xử lý môi trường nước ở vùng nuôi...

Nguyên nhân

Hiện, trên địa bàn xã Quảng Thọ có hơn 100 hộ dân thả nuôi 319 lồng cá trắm cỏ, chép, mè... với khoảng 95 ngàn con cá giống. Sau 4 tháng thả nuôi, có 280 lồng cá bị bệnh và chết; trong đó, có gần 24 ngàn con cá kích cỡ từ 0,1 - 0,5 kg bị chết (chiếm khoảng 25%); ước thiệt hại gần 240 triệu đồng. Ông Phan Hữu Hồng, người nuôi cá ở xã Quảng Thọ cho biết: “Vụ nuôi này, gia đình tui thả nuôi 400 con cá giống trắm cỏ, thời gian nuôi 4 tháng, trọng lượng cá đạt bình quân 0,5 con/kg. Hiện cá chết hơn 50%, thiệt hại hơn chục triệu đồng. Tình trạng này thì không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ cho ngân hàng”.

Anh Nguyễn Minh Đức, phụ trách Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: “Cá ở xã Quảng Thọ chết do nhiều nguyên nhân: Do bà con nuôi với mật độ lồng và cá quá cao so với yêu cầu kỹ thuật (khoảng cách giữa các lồng quá dày, lồng cách lồng 1,2m trong khi đó yêu cầu kỹ thuật giữa các lồng cách nhau tối thiểu là 10m). Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi đột ngột, giai đoạn này đang là thời kỳ giao mùa (xuân sang hè) làm cho cá bị sốc và chết. Do thủy điện đóng cống, nguồn nước không lưu thông, đầu nguồn và dọc sông Bồ khai thác cát sạn; người dân xả rác thải trên sông; bà con trồng khoai, sắn, ngô hai bên bờ sông đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khi trời mưa trôi xuống sông... dẫn đến môi trường nước ô nhiễm, đo các yếu tố môi trường cho thấy pH thấp, PO4 cao”.

Khuyến cáo hộ nuôi

Theo anh Nguyễn Minh Đức, cá có hiện tượng bị nấm đỏ, hoại tử và xuất huyết, bệnh này rất khó điều trị. Vì thế, để hạn chế thiệt hại thấp nhất cho bà con, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con, nếu cá đạt kích cở khoảng 1 kg trở lên bà con thu hoạch để bán; đối với cá bị bệnh nhưng chưa thu hoạch được, người nuôi cần giản khoảng cách giữa các lồng, treo các túi vôi, thuốc tím xung quanh lồng và giảm cho cá ăn trong thời gian bị bệnh. Dùng thuốc KN-04-12 trộn vào thức ăn với liều lượng 400 gam thuốc/100 kg cá/ngày và cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Hoặc, có thể phòng bệnh cho cá bằng cách cho ăn 30 gam vitamin C/100 kg/cá/ngày và cho ăn liên tục từ 7 - 10 ngày.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ Hoàng Công Phong cho biết: “Trước tình trạng cá bị bệnh và chết, xã Quảng Thọ chỉ đạo các hộ nuôi chấp hành đúng các quy trình kỹ thuật của ngành thủy sản khuyến cáo. Đồng thời, tuyên truyền bà con ở địa phương trục vớt rác thải trên sông Bồ và cấm các hộ dân không được xả rác thải xuống sông, cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường nước trên sông Bồ để giúp các hộ nuôi phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng bền vững”.

Trước tình trạng cá chết trên diện rộng, các hộ nuôi cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi, những hộ có nhiều lồng cần chuyển từ lồng tre sang lồng nhôm để giảm ô nhiễm môi trường và giảm mật độ, khoảng cách giữa các lồng. Lâu dài, để nghề nuôi cá lồng phát triển theo hướng bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế, các cơ quan ban ngành chức năng cần hỗ trợ cho xã Quảng Thọ quy hoạch lại vùng nuôi cá lồng trên sông Bồ; đồng thời, tăng cường công tác quản lý, tập huấn kỹ thuật cho người nuôi.

Related news

Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

Tuesday. July 9th, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

Tuesday. July 9th, 2013
Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

Tuesday. July 9th, 2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

Tuesday. July 9th, 2013
Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.

Tuesday. July 9th, 2013