Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Tìm Ra Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Đã Tìm Ra Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)
Ngày đăng: 04/05/2013

Ngày 1/5/2013, Liên minh Thủy sản toàn cầu (GAA) đã thông báo rằng, Tiến sĩ Donald Lighter, nhà nghiên cứu bệnh học của Trường Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân của Hội chứng tôm chết sớm (hay còn gọi là EMS), dịch bệnh làm tiêu tốn của ngành nuôi tôm thế giới hàng tỷ đô la mỗi năm.

Nhóm của Lighter cũng đã chỉ ra rằng, Hội chứng tôm chết sớm được gây nên bởi một chủng duy nhất của một loại vi khuẩn khá phổ biến, còn gọi là Vibrio parahaemolyticus, đã bị nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thực thể khuẩn mà phát ra một loại độc tố mạnh. Vi khuẩn được truyền miệng, sống tại đường tiêu hóa của tôm, và sau đó sản xuất ra độc tố gây phá hủy mô và nguyên nhân rối loạn chức năng gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm.

Nghiên cứu cũng tiếp tục với việc phát triển các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm, cho phép nâng cao quản lý trong trại giống và trong ao. Nghiên cứu cũng cho phép đánh giá tốt hơn về những rủi ro xảy ra trong quá trình nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi Hội chứng tôm chết sớm.

Một vài nước cũng thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu tôm đông lạnh và những sản phẩm khác từ những nước bị ảnh hưởng bởi EMS. Tiến sĩ Lighter cũng cho biết rằng tôm đông lạnh có thể coi là nguồn lây nhiễm rủi ro thấp cho tôm tự nhiên và môi trường bởi vì tôm bị nhiễm EMS có đặc trưng là rất nhỏ và không được buôn bán giao thương quốc tế. Cũng có nhiều cố gắng để làm lây truyền bệnh bệnh sử dụng mô đông lạnh nhưng không thành công, Tiến sĩ Lighter cho biết thêm.

Hội chứng tôm chết sớm bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010 và bùng phát mạnh từ tháng 3/2011, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Năm 2012, Việt Nam có trên 100.776 ha tôm nước lợ bị thiệt hại về dịch bệnh, bao gồm các bệnh hội chứng gan tụy cấp tính, đốm trắng, đầu vàng...


Có thể bạn quan tâm

Gần trăm hộ dân nuôi cá lồng bỗng chốc trắng tay, thiệt hại tiền tỉ Gần trăm hộ dân nuôi cá lồng bỗng chốc trắng tay, thiệt hại tiền tỉ

Gần một trăm hộ nuôi cá lồng trên sông ở Hà Tĩnh bỗng chốc "trắng tay" vì cá chết hàng loạt sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.

05/10/2015
Nông dân Đà Lạt đang phải bán đổ, bán tháo chè ô long nguyên liệu Nông dân Đà Lạt đang phải bán đổ, bán tháo chè ô long nguyên liệu

Trong suốt một tuần qua (từ cuối tháng 9 đến nay - 4.10), hàng trăm hộ dân vùng chè Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) - vùng trà ô long số một của Việt Nam, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nơi tiêu thụ chè ô long nguyên liệu.

05/10/2015
Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ nuôi tôm công nghệ cao Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.

05/10/2015
Triển vọng xuất khẩu cá rô phi Triển vọng xuất khẩu cá rô phi

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.

05/10/2015
Rau trái - bất an và bất thường Rau trái - bất an và bất thường

“Bây giờ dịch bệnh dữ lắm nên 3 ngày là tôi pha trộn 3-4 thứ thuốc để phun một lần, và sau mỗi lần phun là tôi đổi thuốc mới để tránh bị “lờn”… thuốc” - anh Lê Văn Kề (ấp Long Bình, Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) khiến chúng tôi chết lặng khi cho biết quy trình thu hoạch ớt là 4 ngày/lần.

05/10/2015