Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Tìm Ra Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Đã Tìm Ra Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)
Publish date: Saturday. May 4th, 2013

Ngày 1/5/2013, Liên minh Thủy sản toàn cầu (GAA) đã thông báo rằng, Tiến sĩ Donald Lighter, nhà nghiên cứu bệnh học của Trường Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân của Hội chứng tôm chết sớm (hay còn gọi là EMS), dịch bệnh làm tiêu tốn của ngành nuôi tôm thế giới hàng tỷ đô la mỗi năm.

Nhóm của Lighter cũng đã chỉ ra rằng, Hội chứng tôm chết sớm được gây nên bởi một chủng duy nhất của một loại vi khuẩn khá phổ biến, còn gọi là Vibrio parahaemolyticus, đã bị nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thực thể khuẩn mà phát ra một loại độc tố mạnh. Vi khuẩn được truyền miệng, sống tại đường tiêu hóa của tôm, và sau đó sản xuất ra độc tố gây phá hủy mô và nguyên nhân rối loạn chức năng gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm.

Nghiên cứu cũng tiếp tục với việc phát triển các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm, cho phép nâng cao quản lý trong trại giống và trong ao. Nghiên cứu cũng cho phép đánh giá tốt hơn về những rủi ro xảy ra trong quá trình nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi Hội chứng tôm chết sớm.

Một vài nước cũng thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu tôm đông lạnh và những sản phẩm khác từ những nước bị ảnh hưởng bởi EMS. Tiến sĩ Lighter cũng cho biết rằng tôm đông lạnh có thể coi là nguồn lây nhiễm rủi ro thấp cho tôm tự nhiên và môi trường bởi vì tôm bị nhiễm EMS có đặc trưng là rất nhỏ và không được buôn bán giao thương quốc tế. Cũng có nhiều cố gắng để làm lây truyền bệnh bệnh sử dụng mô đông lạnh nhưng không thành công, Tiến sĩ Lighter cho biết thêm.

Hội chứng tôm chết sớm bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010 và bùng phát mạnh từ tháng 3/2011, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Năm 2012, Việt Nam có trên 100.776 ha tôm nước lợ bị thiệt hại về dịch bệnh, bao gồm các bệnh hội chứng gan tụy cấp tính, đốm trắng, đầu vàng...


Related news

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của Campuchia Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của Campuchia

Dù mới tham gia xuất khẩu gạo được 5 năm nhưng sản phẩm của Campuchia đã có mặt tại 53 quốc gia trên thế giới.

Monday. October 26th, 2015
Người Việt nên mang gà đi bộ để hội nhập Người Việt nên mang gà đi bộ để hội nhập

Các chuyên gia kinh tế khuyên “với TPP, người Việt nên mang gà đi bộ để hội nhập". Đâu là lý do gà "đi bộ" lại được khuyên chọn để phát triển và cạnh tranh?

Monday. October 26th, 2015
Hồng giòn Trung Quốc tràn vào các chợ Hồng giòn Trung Quốc tràn vào các chợ

Hồng giòn, hồng đỏ Trung Quốc đang thống lĩnh tại các chợ trên địa bàn TP.HCM. Các loại hồng này đều được gắn mác hồng Đà Lạt, hồng Hà Nội để bán cho người tiêu dùng.

Monday. October 26th, 2015
Người trồng nho không có lãi Người trồng nho không có lãi

Nho Red Cardinal Ninh Thuận (nho đỏ) đang vào vụ thu hoạch nhưng giá lại quá thấp.

Monday. October 26th, 2015
Xuất khẩu gạo đã đạt gần 4,5 triệu tấn Xuất khẩu gạo đã đạt gần 4,5 triệu tấn

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20-10, xuất khẩu gạo đạt 4,481 triệu tấn, trị giá FOB 1,862 tỷ USD, trị giá CIF 1,916 tỷ USD.

Monday. October 26th, 2015