Đà Nẵng thí điểm mô hình ruộng lúa, bờ hoa

Đây là mô hình mới “ruộng lúa, bờ hoa” vừa được Hội Nông dân huyện Hòa Vang triển khai tại cánh đồng hữu cơ của xã Hòa Tiến.
“Ruộng lúa, bờ hoa” là mô hình được triển khai rộng rãi, hiệu quả và không có gì xa lạ với bà con nông dân tại nhiều nơi, đặc biệt là người nông dân các tỉnh, thành phố ở phía Nam của nước ta. Với thành phố Đà Nẵng nói chung, huyện Hòa Vang nói riêng thì đây là một mô hình mới, vẫn còn lạ lẫm với nhiều nông dân nên Hội Nông dân huyện lựa chọn thí điểm đầu tiên tại cánh đồng lúa hữu cơ tại thôn An Trạch, xã Hòa Tiến.
Với diện tích trên 10ha, Hội Nông dân đã trồng thử nghiệm gần 2.000 cây với nhiều loài hoa, chủ yếu là cúc, hoa mào gà, cánh bướm, bông trang... Đây là những loài hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa, ngoài việc tô điểm, làm đẹp cho cánh đồng lúa của người nông dân, các loài hoa này còn nhằm mục đích dẫn dụ côn trùng, giúp đa dạng hóa thành phần côn trùng có ích, khống chế các loài côn trùng gây hại, đặc biệt là rầy nâu.
Ông Đặng Văn Quang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Tiến cho biết: “Trồng hoa quanh ruộng lúa không chỉ nhằm mục đích tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp mà còn giúp người nông dân tạo cân bằng sinh thái, bảo vệ đồng ruộng, nhất là phòng chống dịch hại trên cây lúa”.
Bà Nguyễn Thị Huệ là một trong 90 hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất tại cánh đồng hữu cơ thôn An Trạch chia sẻ: “Việc phủ bạt ni-lông và trồng hoa quanh ruộng lúa như vậy ngoài ngăn chặn được chuột, sâu bọ cắn phá lúa, nó còn tạo ra cảnh quan môi trường đẹp hơn, thân thiện hơn. Khi nhìn thấy hoa nở rực rỡ trên bờ ruộng, bà con ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi và thoải mái khi ra đồng, đỡ mệt hơn, thấy gắn bó với ruộng đồng hơn”.
Có thể thấy, mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” không chỉ tạo mỹ quan cho đồng ruộng mà điều quan trọng là nó giúp người nông dân bảo vệ đồng ruộng, phòng chống dịch hại trên cây lúa, đồng thời giảm chi phí, hạn chế phun thuốc và tạo ra năng suất mới giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Theo Hội Nông dân huyện Hòa Vang thì ngoài lợi ích kinh tế mà mô hình mang lại, điều quan trọng là nó giúp người nông dân có ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ cũng như nhận thức trong việc làm ra sản phẩm sạch phục vụ cộng đồng. Theo kế hoạch, nếu mô hình điểm này thành công sẽ được nhân rộng nhiều cánh đồng khác trên địa bàn huyện Hòa Vang trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm

Mùa nước nổi, bên cạnh các nghề ăn theo con nước như đặt trúm, đẩy côn, kéo lưới, cắm câu, đặt dớn…, thì việc bắt ốc bươu vàng cũng trở thành nghề “làm chơi ăn thật”...

Không ngoài dự kiến của người chăn nuôi có kinh nghiệm ở Bình Định, sau thời gian dài “tuột dốc”, hiện giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu tăng cao.

Thời điểm này đang bước vào mùa thu hoạch rộ măng tre Mạnh Tông. Giá bán dao động từ 5.000 – 7.000đ/kg (còn nguyên vỏ).

Nhằm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu, hàng năm Cục Thú y đã xây dựng kế hoạch kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam.

Không chỉ là một trưởng làng trẻ, có uy tín, anh Đoàn Văn Dặm, dân tộc Bana ở làng Đăk Đưm, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh còn là điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.