Đã Ký Hợp Đồng Xuất Khẩu Gần 5,6 Triệu Tấn Gạo

Tính đến ngày 22-7-2014, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,54 triệu tấn gạo, trong đó Trung Quốc, Philippines là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của VFA.
Cụ thể, báo cáo của VFA, cho biết trong tổng số trên 3,6 triệu tấn gạo được doanh nghiệp hội viên VFA bán ra trong 7 tháng đầu năm 2014, thì Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất, mua khoảng 40% và Philippines đứng thứ 2 với khoảng 700.000 tấn, tăng khoảng 135% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, sau khi cân đối giữa số lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký (5,54 triệu tấn) và lượng gạo đã giao (3,6 triệu tấn), doanh nghiệp hội viên của VFA vẫn còn gần 2 triệu tấn gạo chưa giao cho đối tác.
Về diễn biến tình hình giá lúa gạo nội địa, theo một số thương nhân kinh doanh lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sau khi lập đỉnh cách nay 2 ngày, giá lúa gạo tại đây đã có dấu hiệu chựng lại, thậm chí giảm nhẹ ở một số địa phương.
Cụ thể, tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 vẫn giữ vững ở mức 7.700 đồng/kg và 7.800 đồng/kg đối với giống hạt dài OM 6976.
Trong khi đó, tại thị trường Đồng Tháp, An Giang, gạo nguyên liệu các loại giảm nhẹ 50 đồng/kg so với mức giá cách nay 2 ngày, xuống mức giá chỉ còn 7.650 đồng/kg đối với giống IR 50404 và 7.750 đồng/kg đối với các giống lúa hạt dài.
Trao đổi với phóng viên, một số thương nhân kinh doanh lúa gạo tại ĐBSCL, cho biết vẫn chưa nắm rõ nguyên nhân vì sao giá gạo bất ngờ chuyển xấu, nhưng theo bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp gạo Yến Ngọc (TP.HCM), có thể thông tin cấm biên (tạm ngưng nhập khẩu) của Trung Quốc tạo nên.
Tuy nhiên, ông Dương Văn Mến, thương nhân kinh doanh lúa gạo tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, cho biết lượng ghe, tàu neo đậu chờ đến lượt lấy gạo ở khu vực thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) vẫn còn rất lớn.
Riêng đối với giá lúa, hiện lúa IR 50404 tươi tại ruộng ở ĐBSCL vẫn được thương lái mua vào với giá phổ biến khoảng 5.000-5.100 đồng/kg.
Related news

Ngày 4.3, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (CGC) đã họp bàn các giải pháp tiêu thụ gia cầm cho nông dân.

Tại đây, vào tháng 8.2013, trại trình diễn và thực hiện chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) đã được khánh thành. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Sở NNPTNT TP.HCM và Trung tâm Hợp tác quốc tế (MASHAV) thuộc Bộ Ngoại giao Israel.

Những ngày đầu tháng 3, khảo sát một số vùng nuôi cá trọng điểm, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá có địa phương như Cần Thơ, Đồng Tháp nguyên liệu sụt giảm tới 40-60%.

Thuộc vùng “an toàn” không có dịch cúm gia cầm (CGC) H5N1, nhưng những con “đặc sản” như gà móng, gà Đông Tảo, gà chín cựa, chim trĩ… vẫn bị “vạ” oan khi giá liên tục giảm, khiến người chăn nuôi thua lỗ.

Hàng ngày, vào thời điểm mà hầu hết mọi người đều đang ngon giấc thì có những người lao động phải tất bật sửa soạn hàng hóa từ giữa khuya để kịp phiên chợ sớm trong thành phố. Bất kể đêm sương gió lạnh, họ vẫn đều đặn thực hiện công việc của mình trước khi trời sáng.