Nuôi Gà Bình Định Cho Thu Nhập Cao

Sau thành công từ mô hình nuôi gà sao, gà nòi, gà đồi Bắc Giang, gà Hơmông của một số nông dân trong tỉnh, thì nuôi gà giống Bình Định đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho một số hộ dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước).
Hộ ông Ngô Văn Phê ở ấp Thanh An, xã Thanh Lương đang thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn giống Bình Định theo hướng an toàn sinh học (không sử dụng thức ăn công nghiệp). Ông Phê chia khu vườn làm 6 trại nuôi 17 ngàn con gà thương phẩm.
Ông đã nuôi gà Bình Định từ 3 năm nay. Mỗi năm ông nuôi 3 lứa, mỗi lứa khoảng 3 tháng. Trọng lượng gà đạt 1,7-2kg/con là xuất chuồng. Vì nuôi với số lượng lớn, lại có nhiều kinh nghiệm, nên mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi trên 700 triệu đồng.
Ông Phê cho biết: “Gà Bình Định là giống thuần chủng nên phù hợp với mọi điều kiện, khí hậu đất Thanh An. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, người nuôi phải có kinh nghiệm phát hiện các triệu chứng bệnh, đột biến của thời tiết để xử lý hiệu quả. Đặc biệt chọn giống chất lượng từ nơi có uy tín để mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Hiện ở Thanh Lương đã có nhiều hộ mở rộng quy mô nuôi gà Bình Định thương phẩm để cung ứng cho các nhà hàng, quán ăn quanh vùng. Câu lạc bộ nuôi gà Bình Định của xã Thanh Lương đã được thành lập với trên 20 hộ tham gia để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ. Tổng đàn gà Bình Định ở Thanh Lương hiện gần 300 ngàn con. Giống gà Bình Định có sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, thịt dai, thơm và ngọt giống thịt gà ta nên người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Tuy nhiên, người nuôi gà Bình Định gặp khó khăn là không thể tự ấp con giống mà phải đến công ty cung ứng giống tại tỉnh Bình Định mua. Ông Trần Tuấn Dũng, Trưởng ấp Thanh An cho biết: “Mô hình gà thả vườn giống Bình Định mới phát triển vài năm gần đây nhưng được thị trường chấp nhận vì chất lượng tốt, người dân không phải lo đầu ra. Thu nhập từ các hộ chăn nuôi rất cao, có hộ thu từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi năm”.
Theo tính toán của các hộ nuôi, với mức giá bình quân 70 ngàn đồng/kg như hiện nay thì một con gà Bình Định lãi hơn 30 ngàn đồng. Vì vậy, mô hình nuôi gà Bình Định theo hướng an toàn sinh học ở xã Thanh Lương đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát triển và nhân rộng. Từ mô hình này sẽ giúp nông dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Doanh nghiệp bảo hiểm than thua lỗ, chậm trễ trong việc bồi thường tiền bảo hiểm cho nông dân vì họ cho rằng một số hộ dân có dấu hiệu trục lợi qua việc bồi thường bảo hiểm.

Trước khi chia tách địa giới hành chính, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) là một trong những vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) của thành phố. Huyện xây dựng đề án NTTS quy mô lớn với quy hoạch 3 vùng nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Từ khi chia tách địa giới hành chính đến nay, phát triển thủy sản của Kiến Thụy gặp khó khăn do quy hoạch bị phá vỡ.