Đã Đến Lúc Nông Dân Phải Tự Đứng Lên

Nguồn: Cà Mau Online, 02/12/2011Ngày đăng tin:
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Những năm gần đây, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản đề ra những chủ trương, chính sách quan tâm đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì thế, nông dân phải “tự tính toán cho bản thân mình, tự đứng lên” để làm chủ và quyết định cho tương lai của mình.
Theo đó, thay vì chỉ làm ăn nhỏ lẻ, nông dân nên góp tiền, của, vật chất, công sức hình thành các mô hình sản xuất với quy mô lớn hơn, làm ra sản phẩm, hàng hóa lớn có giá trị cao tham gia với thị trường trong nước và hội nhập kinh tế thế giới.
Do đó, nông dân phải đổi mới nhận thức, hình thành mô hình sản xuất mới trên cơ sở kinh tế tập thể “tổ hợp tác”, “hợp tác xã” hoặc “trang trại” theo Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về phát triển kinh tế tập thể. Nên bỏ hẳn tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, hiệu quả không cao.
Điều quan trọng nhất là nông dân phải tham gia vào sản xuất lớn. Mà muốn sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm, hàng hóa lớn, đòi hỏi nông dân phải biết đoàn kết hợp tác, trao đổi về giống, vốn, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm… Vấn đề là làm sao tự người nông dân phải hiểu biết về mặt luật pháp để sử dụng ruộng, vườn, đất đai được ổn định, lâu dài.
Cần phải đổi mới và cải tiến công tác quản lý, đầu tư về nông nghiệp, nông thôn theo hướng phân định rõ phạm vi trong vấn đề đầu tư, việc nào đầu tư nhiều, việc nào đầu tư ít, tùy từng loại hình sản xuất. Đặc biệt là vấn đề “tự lực cánh sinh”, nội bộ nông dân phải biết đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển đi lên về mọi mặt, bảo đảm đạt kết quả cao. Có làm được như vậy mới hình thành những cánh đồng rộng sản xuất bằng máy móc, thu nhập mới tăng cao.
Hiện nay, Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có nhiều nội dung thiết thực đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân như: quy hoạch sản xuất, nhà ở, tăng thu nhập, hỗ trợ hộ nghèo, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, điện, đường, trường, trạm…
Hỗ trợ của Nhà nước cho lĩnh vực này là rất lớn, nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân nông thôn từng bước ngang tầm với người dân thành thị.
Chính vì thế, nông dân, nông thôn càng phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, phải đứng lên tự làm chủ bản thân, tích cực, tự nguyện đăng ký tham gia xây dựng nông thôn mới để gia đình được hưởng thụ, đồng thời làm giàu cho quê hương, đất nước./.
Related news

Huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa đưa vào trồng thử nghiệm giống bí ngô Đài Loan tại các xã: Tung Chung Phố, Nấm Lư, Thanh Bình, Nậm Chảy, Lùng Khấu Nhin và thị trấn Mường Khương với quy mô 56,4 ha.

Đối với những thị trường nhập khẩu (NK) thủy sản khó tính như EU và Nhật Bản, liên tục phát hiện mức dư lượng kháng sinh quá quy định sẽ là điểm trừ trong bài toán mở rộng thị trường xuất khẩu (XK) ở đây.

Khổ sở với đồng lương ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu, đặc biệt là khi giá cả ngày càng leo thang, không ít công chức đã quyết định nghỉ việc về trồng rau sạch bán kiếm sống.

Là một nông dân “chính hiệu”, quanh năm gắn chặt với ruộng đồng, khi đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông vẫn trăn trở với niềm đam mê cây gốc ghép, mong muốn tạo ra những cây giống có chất lượng, phục vụ bà con nông dân. Ông là Nguyễn Văn Ngãi – thôn Nhật Chiêu 7, xã Liên Châu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc).

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có khoảng hơn 1.100 ha nuôi ngao. Do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc, lầy bùn... nên người nuôi phải đầu tư nhiều hơn vùng khác để cải tạo bãi; hơn nữa, tỷ lệ phơi bãi thấp, thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao của địa phương thường từ 16 đến 17 tháng (bình thường 14 - 15 tháng)...