Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước

Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước
Ngày đăng: 14/09/2015

Việc chuyển đổi này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ hè thu. 

Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã Tích Tường (xã Hải Lệ, Thị xã Quảng Trị) trên diện tích 02 ha. Tham gia thực hiện mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% giống ngô và 30% vật tư nông nghiệp. Căn cứ vào thời vụ, thời gian sinh trưởng và điều kiện canh tác, Trung tâm KNKN tỉnh đã chọn giống ngô nếp lai HN 88 đưa vào thực hiện mô hình. Đây là giống ngô lai thế hệ mới, do Công ty Giống cây trồng Trung ương nghiên cứu, lai tạo.

Theo bà con nông dân tham gia mô hình, trồng và chăm sóc giống ngô nếp lai HN 88  đơn giản như các giống ngô nếp và ngô thường.

Chi phí đầu vào không lớn, kỹ thuật đơn giản. Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ mọc đều đạt từ 80 - 90%, cây sinh trưởng khỏe và đồng đều, chiều cao cây trung bình từ 1,5 - 1,8 m.

Mặc dù thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất thường, nắng hạn liên tục diễn ra nhưng qua kiểm tra thực tế trên đồng ruộng, các hộ nông dân đều khẳng định giống ngô nếp lai HN 88 có ưu điểm vượt trội so với nhiều giống khác trồng tại các địa phương trong tỉnh.

Bộ rễ chân khoẻ, chống đổ tốt, chống chịu được với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng như sâu bệnh trên ngô, là giống có bẹ lá gọn, thế lá đứng, màu xanh đậm đến khi chín.

Vì vậy có thể sử dụng lá, ngọn cho chăn nuôi ngay cả khi cây đã thu hoạch bắp. Đặc biệt, giống ngô nếp HN 88 có thời gian sinh trưởng ngắn, ước tính từ lúc gieo hạt đến khi có thể cho thu hoạch bắp tươi chỉ hơn 2 tháng. Năng suất ước đạt 3 tạ/sào. Ngoài khả năng chống đổ ngã và sâu bệnh tốt, năng suất đạt cao thì giống ngô HN 88 có khả năng chịu hạn khá nên rất phù hợp với những chân ruộng không chủ động nguồn nước.


Có thể bạn quan tâm

Trồng nấm mùa hạn Trồng nấm mùa hạn

Tháng 9-2014, bà Lê Thị Hồng (thôn Suối Khô, xã Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) và một số người dân trong xã được tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh tổ chức. Sau khóa học, thấy được tính khả thi của loại cây này, bà Hồng đã “bắt tay” trồng nấm tại nhà.

25/04/2015
Nông dân Hoài Nhơn (Bình Định) phát triển trồng cỏ nuôi bò Nông dân Hoài Nhơn (Bình Định) phát triển trồng cỏ nuôi bò

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có tổng đàn bò gần 25.000 con. Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện đã tận dụng diện tích đất trồng lúa bị nhiễm phèn, nghèo dinh dưỡng, đất trồng hoa màu hiệu quả thấp, đất vườn, đất ven sông, ven lạch để trồng cỏ nuôi bò, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

25/04/2015
Ninh Bình sản xuất nấm Linh chi từ nguyên liệu phối trộn là thân cây ngô Ninh Bình sản xuất nấm Linh chi từ nguyên liệu phối trộn là thân cây ngô

Nấm Linh chi là loại nấm dược liệu, có giá trị phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Cùng với các loại nấm ăn, những năm gần đây nghề trồng nấm Linh chi phát triển khá mạnh ở tỉnh Ninh Bình, người dân đã đưa vào hàng nghìn tấn nguyên liệu sản xuất mỗi năm.

25/04/2015
Xen canh giảm nỗi lo thất mùa, mất giá Xen canh giảm nỗi lo thất mùa, mất giá

Ít cả đất lẫn vốn nhưng vẫn có thể làm giàu nhờ trồng xen các loại cây trên cùng một diện tích. Đó là cách làm của nhiều nông hộ ở ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn (Lộc Ninh) và ấp 7, xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước). Cách làm này vừa giúp cải tạo đất, hạn chế cỏ dại, hỗ trợ các loại cây cùng phát triển, vừa cho lợi nhuận cao, giảm được nỗi lo thất mùa, mất giá.

25/04/2015
Một số lưu ý khi khởi sự nuôi bò sữa ở nông hộ Một số lưu ý khi khởi sự nuôi bò sữa ở nông hộ

Sóc Trăng hiện có tổng đàn bò hơn 26.500 con, trong đó có 6.400 con bò sữa và hơn 90% được nuôi ở mô hình nông hộ; Tuy nhiên, sữa là loại thực phẩm đặc biệt, yếu tố chất lượng chính là đòi hỏi bắt buộc.

25/04/2015