Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng Thanh Nhãn

"Mô hình trồng Thanh Nhãn mang lại lợi nhuận 450 - 500 triệu đồng/ha/năm", ông Hồ Khánh Hải - Phó Trưởng Trạm KNKN thành phố Bạc Liêu cho biết.
Thanh Nhãn xuất phát từ pháp danh “Thanh Ngọc” của cô Trần Kiều - chủ vườn tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).
Trong lúc thu hoạch nhãn, cô Thanh phát hiện một vài gốc nhãn già cỗi trong vườn nhưng cho trái rất ngon hơn hẳn những giống nhãn khác (long nhãn, xuồng cơm vàng) trong vườn nhà.
Cô kiên trì mày mò lấy những cành cây nhãn này để ghép lên những cây long nhãn già trong vườn. Khi cây mới ra hoa và cho trái, cô thấy những trái cũa cây nhãn ghép thịt thơm, ngon hơn hẳn.
Sau hơn 6 năm mày mòi tháp, ghép chăm sóc giống nhãn mới, hiện tại toàn bộ 2.500 m2 đất trồng nhãn của gia đình đã trở thành vườn nhãn với 100% đều là giống nhãn mới (tức là Thanh Nhãn Bạc Liêu hiện nay).
Trao đổi với chúng tôi, cô Trần Quân - người trong gia đình cho biết: Giống Thanh Nhãn đặc biệt thích nghi tốt với vùng đất giồng cát Bạc Liêu, năng suất đạt trung bình 75 kg/cây, vì vậy khi trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn. N
ếu nhà vườn mạnh dạn đầu tư, với tổng các khoản chi phí đầu tư ban đầu bao gồm: cây giống, phân bón (phân chuồng + NPK ), công làm đất, chăm sóc, thu hoạch... tất cả khoảng 135 triệu đồng/ha/năm. Thanh Nhãn sẽ cho lợi nhuận từ 450 - 500 triệu đồng/ha/năm.
Hiện nhà vườn có nhân giống bán với giá 120.000 đồng/cây ghép.
Hiện nay, “Thanh Nhãn” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Theo GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Tp. Cần Thơ nhận định: “Cây Thanh Nhãn có khả năng chịu đông rất tốt.
Ưu điểm chịu đông này chưa có trái cây nhiệt đới nào có được. Về trái nhãn do vách tế bào giữ nước của Thanh Nhãn rất dày, sẽ giúp cho việc bảo quản trái nhãn rất lâu ở môi trường đông lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu Thanh Nhãn sang các nước trên thế giới.
Với những ưu điểm trên, sau này chúng ta có thể dự trữ Thanh Nhãn lâu hơn và nhà vườn không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá”.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Lai Vung có khoảng 8ha diện tích trồng ớt. Vụ thu đông này ớt trúng mùa, năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha; tuy nhiên cách nay 1 tháng, giá ớt đã giảm mạnh, ớt sừng trâu, trái to có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 10 ngàn đồng/kg.

Vào năm 2011, huyện Cai Lậy có hai loại trái cây được cấp chứng nhận VietGAP là nhãn tiêu da bò Nhị Quí và chôm chôm Tân Phong. Tham gia mô hình liên kết sản xuất hướng đến đầu ra nông sản sạch, đa số nhà vườn là tổ viên các tổ hợp tác đều mong muốn đây là hướng đi bền vững, tăng giá trị kinh tế cho loại cây trồng tiềm năng của địa phương.

Việc nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) trên đất vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở thị trấn Tam Quan (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) ồ ạt cải tạo đất vườn, đào hồ nuôi cá.

“Ngành chăn nuôi đang trong giai đoạn khó khăn. Nhưng với tôi, hoàn cảnh xấu lại là cơ hội tốt nếu mình biết cách đầu tư” - ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH gà giống Cao Khanh chia sẻ.

Theo ông Lê Minh Tôn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca cao xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất - Đồng Nai), do thời tiết năm nay nắng nóng kéo dài vào thời gian ca cao ra hoa kết trái, nên lượng hoa trái bị rụng nhiều, năng suất giảm so với năm ngoái.