Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản Để Giảm Rủi Ro

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, từ đầu năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát triển 14ha ao, hầm nuôi các thủy sản đặc sản có giá trị cao như cá lóc, trê, lươn, ba ba, ếch,...
Những hộ nuôi cá lồng, bè đã chuyển đổi sang nuôi các loại thủy sản khác. Hiện toàn tỉnh có 142 cơ sở nuôi thủy sản trong lồng, bè với số lượng 665 chiếc, trong đó có 493 chiếc đang thả nuôi cá điêu hồng (440 chiếc), 23 chiếc nuôi cá ba sa, 14 chiếc nuôi cá chim trắng, 14 chiếc nuôi cá lăng nha và 8 chiếc nuôi cá chép.
Nghề nuôi cá điêu hồng đang lên do giá cá đang ở mức cao, đầu ra thuận lợi. Trong tháng 9, giá cá điêu hồng thương phẩm từ 38.000- 40.000 đ/kg, người nuôi có lãi từ 8.000-10.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng nghề cá còn nhiều hạn chế đang là nỗi lo của ngư dân lẫn chính quyền các địa phương ven biển. Quảng Nam đã kiến nghị Trung ương sớm triển khai các dự án phát triển hạ tầng, trong đó việc xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần là rất bức thiết…

Hiện nay, trên địa bàn các xã Đắc Tôi, La Dêê, Đắc Pre, Chà Vàl và xã Zuôih (Nam Giang) xảy ra dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc với 126 con mắc bệnh

Phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và quê hương; Gìn giữ tiếng nói, nét đẹp văn hóa nhưng kiên quyết xóa bỏ những hủ tục lạc hậu của dân tộc mình... Mỗi người mỗi việc nhưng họ thực sự góp phần làm đẹp hơn cho bản làng mình.

Hàng triệu ha đất của các nông - lâm trường trong 10 năm chỉ nộp ngân sách được hơn 1.800 tỷ đồng. Tính ra mỗi ha chỉ nộp được 90.000 đồng, tức là khoảng 10kg gạo loại thường.

Ở cụm 2, xã Vân Phúc (huyện Phúc Thọ - Hà Nội) có mô hình trồng rau trong nhà màng công nghệ mới với hệ thống tưới, bón hoàn toàn khép kín cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Đó là vườn rau của ông Vũ Văn Sáu.