Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân ra đồng gặt đêm để tránh nắng nóng

Nông dân ra đồng gặt đêm để tránh nắng nóng
Ngày đăng: 03/06/2015

Vì vậy, ở nhiều nơi tại ngoại thành Hà Nội, thay vì ban ngày, người dân đã ra đồng làm việc vào ban đêm.

Ra đồng lúc nửa đêm

Mấy ngày vừa qua, khi thời tiết nắng nóng, đỉnh điểm có ngày trên 40oC cũng là lúc lúa vụ Xuân đến kỳ thu hoạch. Dọc các tuyến QL6, QL32, các tuyến tỉnh lộ chạy qua các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì… những địa bàn thường thu hoạch lúa sớm, người dân đã tranh thủ bằng mọi cách tránh nắng thu hoạch lúa.

Ngoài việc sử dụng thêm một loại trang bị chống nắng truyền thống mà rất hiệu quả là “áo tơi lá” - một vật dụng để chống nắng khi đi làm đồng trước đây người nông dân thường sử dụng, thì đa số người dân xuống đồng vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi cái nóng đã dịu bớt. Trên cánh đồng Đọ, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, lúc trời chiều đã tắt nắng nhưng hơi nóng vẫn bốc lên hầm hập. Vừa đưa tay gạt những giọt mồ hôi nhễ nhại, bà Kiều Thị Năm chia sẻ: “Lúa đến kỳ thu hoạch, không tranh thủ ngày trời khô nắng thì đến lúc mưa xuống hỏng hết.

Thế nên mấy hôm nay, mặc dù nắng nóng thế, chúng tôi vẫn phải ra đồng. Chỉ có điều khung thời gian có khác đi. Nếu bình thường 6 – 7 giờ sáng mới xuống đồng thì bây giờ để tránh nắng, chúng tôi thường dậy từ lúc nửa đêm. Hôm nào muộn nhất cũng chỉ tầm ba rưỡi, bốn giờ đã ra đồng tranh thủ gặt nhanh, độ tám, chín giờ nắng lên là nghỉ rồi. Còn buổi chiều thì phải đợi nắng yếu, cái nóng giảm đi, độ ba rưỡi, bốn giờ chiều, mọi người mới xuống đồng. Không tranh thủ thức đêm thức hôm thế để lúa chín rũ, rụng hết thì mất công cả vụ chăm bẵm”.

Cũng vì thời gian làm việc trên đồng thay đổi để tránh nắng nên ban ngày trên những cánh đồng lúa chín vàng không một bóng người. Trời nắng nóng, mặt đường bê tông cái nóng càng bốc lên hầm hập khiến chẳng ai muốn ra đồng. Thế nhưng cứ chiều xuống, trên khắp các cánh đồng, một khung cảnh làm việc náo nhiệt lại diễn ra. Các gia đình huy động hết nhân lực từ ông già, bà cả đến các cháu học sinh vừa được nghỉ hè cũng tranh thủ ra đồng phụ giúp gia đình thu hoạch lúa. Tiếng nói, cười rộn rã cùng ánh đèn sáng mãi đến đêm khuya.

10 giờ đêm mới ăn cơm… tối

Gặt, tuốt ngoài đồng đã vậy, việc phơi phóng cho hạt lúa được nắng cũng không kém phần vất vả. Đã gần 10 giờ đêm, hai vợ chông ông bà Lan – Thự (xóm Lải Trong, Cần Kiệm, Thạch Thất) năm nay ngót nghét sáu mươi tuổi vẫn lầm lũi cào thóc đổ vào quây. Vừa luôn tay xúc, đổ thóc vào quây, ông Thự vừa phân bua: “Đã được hột cơm nào vào bụng đâu.

Hai vợ chồng ra đồng lúc gần 4 giờ chiều, gặt hơn 2 sào vừa bó, gánh lên cho máy nó “phụt” rồi chuyển về nhà, giờ lại phải quây hết thóc lại kẻo đêm trời mưa thì hỏng”. Theo ông Thự, lúa năm nay được mùa, chỗ nào kém thì cũng trên dưới 2 tạ một sào (khoảng 5,5 – 6 tấn/ha).

Hơn nữa, cũng may là Cần Kiệm đã dồn điền, đổi thửa xong nên mỗi gia đình chỉ còn làm trên 1 - 2 thửa, nhà nào nhiều thì 3 thửa nên cũng giảm được nhiều công. “Nếu vẫn chia nhỏ như mấy năm trước thì còn “khướt”! Được cái năm nay dồn đổi tập trung lại, làm cũng nhàn hơn” - ông Thự bộc bạch. Khi được hỏi, sao giờ này vẫn chưa ăn cơm, ông bảo: “Ồ! Chuyện nhỏ, ở nông thôn thế là thường! Nửa đêm ăn cơm “tối”, gần trưa ăn cơm “sáng” là chuyện nhà nào cũng gặp. Ngày mùa của nông dân thì chả có giờ giấc gì đâu, miễn khi nào xong việc thì thôi”, rồi cười sảng khoái. Dưới ánh đèn điện, nụ cười của lão nông da đen sạm như xóa tan đi nỗi mệt nhọc đeo bám suốt những ngày nóng bức.


Có thể bạn quan tâm

Ai bảo vệ ngư dân Ai bảo vệ ngư dân

é cửa hầm nhìn ra bên ngoài, ông Sáng kinh hoàng nhìn thấy đạn tiểu liên, trung liên và cả mảnh đạn đại liên găm nát thân tàu...

16/09/2015
Cướp biển nã đạn thẳng vào ngư dân Cướp biển nã đạn thẳng vào ngư dân

“Trong ngày 11-9, tổng cộng có sáu tàu cá của tỉnh Kiên Giang bị cướp biển tấn công khiến một người chết tại chỗ và hai người khác bị thương.

16/09/2015
Ngọt thanh trái lạ mang tên cứu người Ngọt thanh trái lạ mang tên cứu người

Cảm giác giòn rụm khi nhai và vị ngọt thanh cứ đọng mãi ở đầu lưỡi... đã đưa trái triên, còn có tên gọi khác là trái "cứu người" vào sổ tay "nhớ mua, cố tìm" của người miền xuôi mỗi khi có dịp lên các huyện miền núi phía tây của Quảng Ngãi.

16/09/2015
Chăn nuôi sạch, lợi ích kép Chăn nuôi sạch, lợi ích kép

Đây là kết quả của chương trình “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn kết hướng dẫn nông dân thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

16/09/2015
Thầy thuốc 83 tuổi và giấc mơ ca cao Việt Thầy thuốc 83 tuổi và giấc mơ ca cao Việt

Ở tuổi 83, bác sĩ - thầy thuốc ưu tú Đặng Tường Khâm vẫn đang điều hành công ty chuyên về sản xuất các sản phẩm từ cây ca cao như socola, rượu, sữa, bánh kẹo... với giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.

16/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.