Chuyển 55 hộ MetroGAP sang VietGAP

15 hộ dân còn lại tiếp tục thực hiện để xét cấp đợt sau. 40 hộ này đã được Metro VN huấn luyện sản xuất theo tiêu chuẩn Metro GAP từ năm 2008 khi chưa có tiêu chuẩn VietGAP nên việc chuyển đổi khá dễ dàng, do 2 tiêu chuẩn này nhiều nét tương đồng như quy định ghi chép các hoạt động hàng ngày, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục cũng như quy định có thời gian cách ly trước khi thu hoạch… nên chỉ cần điều chỉnh bổ sung thêm một số chi tiết cho phù hợp với VietGAP.
Mỗi ngày 3 vùng nguyên liệu ở Lâm Đồng là huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương cung cấp cho Metro VN 35 - 40 tấn rau quả… với 138 sản phẩm được kiểm tra, sơ chế và đóng gói và vận chuyển theo tiêu chuẩn HACCP. Hiện nay Metro VN tiếp tục huấn luyện 25 hộ dân áp dụng chuẩn VietGAP. Như vậy Metro VN hiện có 100ha tại 3 vùng nguyên liệu này sản xuất và cung ứng các mặt hàng rau quả, trái cây đặc sản cho hệ thống siêu thị Metro.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 10 năm trước, trong khi các hộ dân ở địa phương còn mang nặng tập quán sản xuất lạc hậu, thì anh đã nghĩ đến việc mở rộng đất đai phát triển sản xuất. Ý chí và quyết tâm của anh mang lại những thành công ngoài mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, dù thời tiết khô hạn, nhưng chưa có vụ nào anh bỏ đất hoang.

Chúng tôi về phường Văn Hải (Phan Rang-Tháp Chàm) khi nơi đây vừa diễn ra Hội nghị tổng kết 2 năm hoạt động của Liên minh trồng táo Văn Hải do Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh tổ chức.

Vụ Hè Thu, thời tiết thường có nhiều bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau màu (nắng nóng, mưa nhiều). Vì vậy, để giảm thiểu những tác hại, rủi ro trên cây trồng do thời tiết gây ra, nông dân cần chú ý và có những biện pháp kĩ thuật tác động sao cho phù hợp và hiệu quả trong tất cả các khâu của mùa vụ.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm.