Đã Có Chủ Trương Bỏ 1 Vụ Lúa Để Trồng Màu
Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (ảnh) vừa có chuyến khảo sát về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bỏ 1 vụ lúa sang trồng 1 vụ màu ở một số địa phương ĐBSCL.
Phóng viên NTNN đã phỏng vấn nhanh Cục trưởng xoay quanh vấn đề này.
Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ lúa vụ 3. Theo ông liệu giải pháp này có khả thi?
- Bỏ 1 vụ lúa và chuyển đổi sang trồng các loại cây màu khác đã là chủ trương mà Bộ NNPTNT khuyến khích các địa phương thực hiện trong các năm qua. Thực tế hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã thực hiện chủ trương này và nhiều mô hình trồng màu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa gấp nhiều lần, làm giàu cho nhiều nông dân.
Nếu bỏ 1 vụ lúa thì nông dân nên trồng loại cây gì để thay thế, thưa ông?
- Theo số liệu của các ban ngành, năm 2012 nước ta phải nhập khẩu đậu nành 1.276.000 tấn, với giá trị 755 triệu USD. Tương tự, bắp cũng phải nhập khẩu từ 1 - 1,2 triệu tấn/năm.
Đây là 2 mặt hàng nông sản mà nước ta hoàn toàn có khả năng gia tăng sản xuất, cần tính toán đẩy mạnh trồng trong cơ cấu mùa vụ. Ngoài ra, các loại rau màu có giá trị kinh tế cao cũng rất phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho nông dân vùng ĐBSCL.
Theo ông, nếu chúng ta bỏ hẳn 1 vụ lúa sang trồng màu thì liệu đầu ra có ai lo được như cây lúa không?
- Đây chính là vấn đề quan trọng nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hiện nay. Thực tế Bộ NNPTNT đã khuyến khích chuyển đổi 1 vụ lúa sang 1 vụ màu trong nhiều năm qua nhưng nhiều tỉnh không đẩy diện tích màu lên được, một phần cũng vì nguyên nhân này.
Các loại rau màu, khoai lang, trái cây, chúng ta sản xuất chỉ mới tiêu thụ trong nước, xuất khẩu còn rất hạn chế hoặc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên việc tiêu thụ còn rất bấp bênh. Chính vì thế, trong vấn đề này, chúng ta phải rất linh hoạt, trồng màu xen lúa rải vụ ra.
Không nhất thiết là bỏ lúa vụ 3, mà tùy vào điều kiện đất đai thổ nhưỡng, thời tiết của từng vùng có thể bỏ lúa vụ 2 để trồng xen 1 vụ màu hoặc chỉ trồng 1 vụ lúa – 2 vụ màu trong 1 năm nhằm giảm áp lực tiêu thụ tập trung vào một thời điểm.
Như đã nói ở trên, 2 cây trồng chủ lực mà trong đợt khảo sát này chúng tôi thấy có thể chuyển đổi sang trồng thay 1 vụ lúa là bắp và đậu nành. Chúng ta phải xây dựng được một hệ thống phân phối và tiêu thụ cho 2 loại cây trồng này.
Nông dân sẽ sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của DN. Khi đó khoa học kỹ thuật cũng phải đưa vào, việc liên kết 4 nhà là không thể thiếu. Tóm lại nhìn toàn cục để có thể bỏ 1 vụ lúa qua trồng 1 vụ màu là không dễ, cần phải có thời gian, đặc biệt phải có sự phối hợp đồng bộ cùng làm của rất nhiều ban ngành và thành phần kinh tế, xã hội.
Xin cảm ơn ông.
Có thể bạn quan tâm
Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Vĩnh Long), nhìn chung các loại cây rau màu, cây công nghiệp luân canh trên đất lúa thích hợp điều kiện tự nhiên, ngoài hiệu quả kinh tế, luân canh còn mang lại hiệu quả xã hội, môi trường, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh cho các vụ tiếp theo.
Theo ông Bình, trồng xen rau và rau thơm trong vườn tiêu có thêm lợi thế là khi tưới nước và chăm bón cho rau, cây tiêu cũng được hưởng phân và nước. Mặt khác, khi trồng xen các loại rau đã làm hạn chế việc bốc hơi nước của đất và vì thế vườn tiêu luôn giữ được độ ẩm lý tưởng để phát triển tốt. Các loại rau cũng chỉ thích hợp với độ sáng 50 - 60% nên trồng trong vườn tiêu rất thích hợp.
Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
UBND huyện hỗ trợ 50 nghìn đồng/sào để tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc và mua giống. Diện tích dưa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 1 tấn/sào. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hải Dương ký kết bao tiêu sản phẩm với giá 6,5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí nông dân ước thu lãi gần 150 triệu đồng/ha/vụ.
Được biết, mô hình này triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, bắt đầu trồng từ tháng 10.2014, với số lượng 2.000 cây, trên diện tích 0,5ha; giai đoạn 2 sẽ trồng tiếp 0,5 ha trong năm 2015. Sau khi trồng thí điểm thành công, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và tham gia bảo vệ rừng.