Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi

Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi
Publish date: Tuesday. August 5th, 2014

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đồng cho biết, năm 1977 khi ông xuất ngũ trở về địa phương cũng là thời điểm kinh tế đất nước gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình lúc đó chỉ có vài sào ruộng. Rồi các con ông cũng lần lượt ra đời, gánh nặng kinh tế đổ dồn lên đôi vai của người chủ gia đình. Bản chất người lính không cam chịu trước hoàn cảnh đã thôi thúc ông tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế.

Năm 2002, nhận thấy lợi thế của gia đình là diện tích đất rộng, ông Đồng đã mạnh dạn vay ngân hàng để đầu tư nuôi heo theo mô hình khép kín, hợp đồng với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Ngay lần đầu tiên ông đã nuôi 200 con heo thịt, nhưng do không có kinh nghiệm chăn nuôi nên ông thất bại.

“Thời đó tôi đã không tìm hiểu nhiều về kỹ thuật chăn nuôi nên đàn heo bị bệnh chết gần hết chỉ còn gần 60 con. Sau lần đó, vợ tôi khuyên nên chuyển làm việc khác vì trong nhà không những đã cạn vốn lại còn đang nợ ngân hàng, nếu nuôi tiếp mà thất bại sẽ vỡ nợ. Nhưng tôi không chịu chấp nhận thất bại, đã quyết tâm nuôi tiếp”, ông tâm sự.

Đánh giá về mô hình chăn nuôi của ông Đồng, ông Phạm Thanh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hòa cho biết: “Đây không chỉ là mô hình chăn nuôi heo khép kín cho hội viên thu nhập cao, mà đây còn là mô hình điển hình của xã, không gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tận dụng được phân bón và giúp nông dân có phân bón cho cây trồng mà chủ trang trại lại có thêm thu nhập”.

Được Hội Nông dân xã cho đi học lớp tập huấn và giới thiệu tham quan qua các mô hình nuôi heo thành công, ông được học hỏi thêm kỹ thuật chăm sóc và về ứng dụng vào mô hình của mình. Từ đó, mô hình nuôi heo của ông đã được hạn chế, ngăn ngừa các rủi ro từ mối nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thịt heo, môi trường, sức khỏe lao động. Cứ như vậy, những lứa tiếp theo, heo của ông không bị bệnh, tỷ lệ chết giảm đến mức thấp nhất.

Hiện nay, ông Đồng đang có 4 trại heo với tổng đàn 1.300 con heo thịt. Mỗi năm ông xuất được 2 lứa heo, trừ chi phí hết còn lại ông thu về được 400 triệu đồng. Trên gương mặt lộ nét vui mừng, ông Đồng tươi cười chia sẻ với chúng tôi: “Chúng tôi nuôi heo khỏe mạnh, công ty đến cân đủ ký còn thưởng cho chúng tôi tiền. Nhờ vào mô hình nuôi heo này mà gia đình tôi đã có tiền để cho con ăn học”.

Để bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm và phát triển chăn nuôi bền vững, ông Đồng đã đầu tư thành lập công ty sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ.

“Tôi có người con được đi học hỏi, tham quan những mô hình về công nghệ sản xuất vi sinh hữu cơ ở Mỹ và Nhật, từ cách ủ, trộn phân đến khâu đóng bao bì. Nên tôi nghĩ cần phải ứng dụng vào trang trại của mình để không gây ô nhiễm môi trường và cung cấp phân bón cho nông dân”, ông Đồng nói.

Hiện nay, ngoài tiền thu nhập từ các lứa heo, bình quân mỗi năm ông Đồng còn thu thêm được 200 triệu đồng từ việc bán phân vi sinh hữu cơ. Ông Đồng cho biết thêm, nếu ai mua phân mà không có tiền để trả ông sẽ cho trả chậm sau thời gian vài tháng.


Related news

Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon

Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.

Monday. January 12th, 2015
Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

Monday. January 12th, 2015
Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

Monday. January 12th, 2015
Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Monday. January 12th, 2015
Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Nỗi Lo Đầu Ra Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Nỗi Lo Đầu Ra

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

Monday. January 12th, 2015