Cứu cánh chăn nuôi
Bất đắc dĩ HĐND xã đã phải ra ra nghị quyết không cho các hộ nuôi trên 20 con.
Thế nhưng, bể khí biogas xuất hiện đã trở thành cứu cánh giúp nông dân Cẩm Bình tăng đàn, phát triển kinh tế hộ.
Ông Nguyễn Thiên Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình khẳng định, Cẩm Bình là xã có số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vào diện lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh.
Chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân (chiếm 70% tỷ trọng nông nghiệp).
Phong trào chăn nuôi phát triển đến mức Cẩm Bình có nguy cơ trở thành một bãi rác thải lớn.
“Trước tình thế đó, chính quyền địa phương hết sức trăn trở, không thể cấm người dân phát triển chăn nuôi đã đành nhưng hạn chế tăng đàn cũng đi ngược chủ trương phát triển kinh tế hộ gia đình.
Để giảm một phần ô nhiễm, năm 2009, HĐND xã đã ra nghị quyết không cho các hộ dân nuôi từ 20 con trở lên nếu gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong các khu dân cư.
Những hộ nào muốn nuôi với quy mô lớn phải chứng minh được năng lực giải quyết ô nhiễm môi trường.
Vì thế, những năm trước đây, Cẩm Bình vẫn có tổng đàn xếp nhất, nhì tỉnh nhưng không có trang trại chăn nuôi, đa phần là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ”, ông Toàn chia sẻ.
Nhưng nhờ mày mò tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền địa phương đã tìm ra được cách khắc phục ô nhiễm môi trường để “cởi trói” cơ chế vốn không hợp với xu thế phát triển.
Người dân Cẩm Bình bắt đầu tự bỏ tiền xây dựng bể khí biogas.
Số hộ chăn nuôi lớn nhưng tổng đàn/hộ nhỏ trở thành một lợi thế để xây dựng, lắp đặt bể khí biogas, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tận dụng chất đốt và nước thải biogas tưới cho cây trồng, nuôi cá.
Từ năm 2010 - 2013, chính quyền địa phương đã chủ động lồng ghép các dự án để hỗ trợ người dân xây dựng bể khí.
Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay, thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) toàn xã đã xây dựng, lắp đặt thêm 47 bể biogas các loại.
Hầu hết các hộ xây dựng bể khí biogas theo dự án LCASP đã được nhận tiền hỗ trợ.
Ông Nguyễn Văn Ngợi, một hộ chăn nuôi tại xóm Bình Luật cho biết: “Dự án LCASP đi sau nhưng mang một luồng khí mới thổi vào phong trào xây dựng, lắp đặt bể khí biogas trong chăn nuôi lợn.
Nếu các dự án khác, việc giải ngân khá dễ dàng thì dự án LCASP bắt buộc người dân phải chứng minh cụ thể về chất lượng bể khí trước khi được nghiệm thu và giải ngân.
Về lâu về dài, người dân sẽ thấm thía giá trị của việc tuân thủ quy trình một cách chặt chẽ này”.
Nhờ có bể khí biogas, chăn nuôi tại Cẩm Bình không ngừng phát triển, kinh tế nông hộ được cải thiện.
Toàn xã hiện có khoảng 400 hộ chăn nuôi thường xuyên, trong đó có 58 mô hình chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại kết hợp chăn nuôi tổng hợp cá nước ngọt và gia cầm.
Tổng số đàn lợn trên địa bàn trong năm 2015 ước đạt 31.140 con, cho xuất chuồng 1.675,95 tấn lợn hơi, thu về trên 75 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thiên Toàn chia sẻ: “Vạn bất đắc dĩ HĐND xã mới phải ra nghị quyết cấm chăn nuôi trên 20 con/hộ nếu không đảm bảo môi trường.
Vì thực tế, nông dân Cẩm Bình có nhu cầu chăn nuôi rất lớn, các hộ nuôi lại nằm sát nhau trong khu dân cư.
Nếu hộ nào cũng mở rộng quy mô nhưng không giải quyết được vấn đề ô nhiễm thì Cẩm Bình sẽ trở thành bãi rác thải chăn nuôi.
Đến nay, cơ chế đã được“cởi trói”, bể khí biogas trở thành cứu cánh giúp nông dân Cẩm Bình tăng đàn.
Số hộ tham gia chăn nuôi thường xuyên cũng không ngừng tăng lên".
"Thực tế trên cho thấy, nếu không giải quyết rốt ráo vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, con đường cán đích NTM tại Cẩm Bình sẽ trở nên xa vời.
Vậy nhưng, năm 2013, Cẩm Bình đã cán đích NTM trước 2 năm so với đăng ký ban đầu”, ông Toàn phấn khởi.
Có thể bạn quan tâm
Dẫn tôi đi thăm mô hình nuôi bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Bãi Dài, một hộ dân nuôi bò sữa lớn nhất trên địa bàn xã An Sinh (Quảng Ninh) hiện nay, ông Lê Đình Đảm, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ An Sinh cho biết: Hiện nay, có 3 thôn của xã An Sinh duy trì và phát triển tốt đàn bò sữa với tổng số là 53 con, nuôi tại 12 hộ dân.
Gần 12 năm lập nghiệp trên vùng đất khó, bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Quang Trường (32 tuổi) và chị Mai Thị Ngoan (31 tuổi), trú ấp 3, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã là chủ một mô hình kinh tế tổng hợp với 3 ha cao su, điều, kết hợp chăn nuôi thỏ cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.
Những lĩnh vực sẽ phát triển sau cây macadamia có thể kể tới là: Sản xuất cây giống, thiết bị trồng, chế biến, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các dịch vụ nông nghiệp cho cây macadamia,… Tổng giá trị các lĩnh vực sau cây macadamia sẽ lớn gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá trị về nguyên liệu của ngành trồng trọt cây macadamia mang lại.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.