Không Dừng Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Theo Bộ Tài chính, qua thực tiễn thí điểm, kết quả đạt được tương đối tốt và có nhiều ý kiến đề xuất đưa ra thực hiện đại trà.
Liên quan đến thông tin liệu có dừng thí điểm bảo hiểm nông nghiệp hay không, đại diện Bộ Tài chính khẳng định: Vẫn tiếp tục chương trình này, vì qua thực tiễn thí điểm, kết quả đạt được tương đối tốt và có nhiều ý kiến đề xuất đưa ra thực hiện đại trà.
Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai ở nhiều địa phương trong hơn 1 năm qua.
Từ đầu năm 2013, Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bồi thường, phù hợp với quy định và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua, phát sinh một số lượng lớn hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại vào cùng một thời điểm. Một số trường hợp chưa bồi thường kịp thời do hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất…
Nhiều ý kiến lo ngại về hiệu quả và tính khả thi của bảo hiểm nông nghiệp. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh khẳng định, bảo hiểm nông nghiệp đang bước đầu phát huy hiệu quả và vẫn tiếp tục được triển khai rộng rãi.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ trì và phối hợp với các địa phương triển khai chương trình và có báo cáo Chính phủ cụ thể về vấn đề này.
Theo Ban Chỉ đạo thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp, tính đến tháng 5 vừa qua, đã có hơn 234 nghìn hộ dân tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó có hơn 80% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và thủy sản là 5 nghìn tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đã thu hoạch bí đỏ từ hơn 3 tháng nay nhưng gia đình chị Đỗ Thị Phượng, ở xóm Trại Vàng (Phú Bình, Thái Nguyên) vẫn còn khoảng 3 tấn bí đỏ chưa tiêu thụ được.

Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai trồng thử nghiệm giống bắp biến đổi gen có khả năng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ trong điều kiện môi trường sản xuất của nông dân.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai (Lào Cai), hiện người dân trên địa bàn đã đầu tư trồng được gần 7,5 ha cây tam thất.
Gần 1 tháng nay, giá củ sắn (củ đậu) trên địa bàn xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp liên tục rớt giá, từ 2.500 đồng/kg trước đó xuống còn 500 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ nặng.

Hiện tỉnh Quảng Nam đang bảo tồn và phát triển với hơn 650.000 cây sâm ở nhiều độ tuổi khác nhau. UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vừa thông qua quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh giai đoạn 2015 - 2020, quy mô 19.000 ha với tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng.