Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cứu cánh chăn nuôi

Cứu cánh chăn nuôi
Publish date: Thursday. November 26th, 2015

Bất đắc dĩ HĐND xã đã phải ra ra nghị quyết không cho các hộ nuôi trên 20 con.

Thế nhưng, bể khí biogas xuất hiện đã trở thành cứu cánh giúp nông dân Cẩm Bình tăng đàn, phát triển kinh tế hộ.

Ông Nguyễn Thiên Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình khẳng định, Cẩm Bình là xã có số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vào diện lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh.

Chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân (chiếm 70% tỷ trọng nông nghiệp).

Phong trào chăn nuôi phát triển đến mức Cẩm Bình có nguy cơ trở thành một bãi rác thải lớn.

“Trước tình thế đó, chính quyền địa phương hết sức trăn trở, không thể cấm người dân phát triển chăn nuôi đã đành nhưng hạn chế tăng đàn cũng đi ngược chủ trương phát triển kinh tế hộ gia đình.

Để giảm một phần ô nhiễm, năm 2009, HĐND xã đã ra nghị quyết không cho các hộ dân nuôi từ 20 con trở lên nếu gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong các khu dân cư.

Những hộ nào muốn nuôi với quy mô lớn phải chứng minh được năng lực giải quyết ô nhiễm môi trường.

Vì thế, những năm trước đây, Cẩm Bình vẫn có tổng đàn xếp nhất, nhì tỉnh nhưng không có trang trại chăn nuôi, đa phần là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ”, ông Toàn chia sẻ.

Nhưng nhờ mày mò tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền địa phương đã tìm ra được cách khắc phục ô nhiễm môi trường để “cởi trói” cơ chế vốn không hợp với xu thế phát triển.

Người dân Cẩm Bình bắt đầu tự bỏ tiền xây dựng bể khí biogas.

Số hộ chăn nuôi lớn nhưng tổng đàn/hộ nhỏ trở thành một lợi thế để xây dựng, lắp đặt bể khí biogas, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tận dụng chất đốt và nước thải biogas tưới cho cây trồng, nuôi cá.

Từ năm 2010 - 2013, chính quyền địa phương đã chủ động lồng ghép các dự án để hỗ trợ người dân xây dựng bể khí.

Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay, thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) toàn xã đã xây dựng, lắp đặt thêm 47 bể biogas các loại.

Hầu hết các hộ xây dựng bể khí biogas theo dự án LCASP đã được nhận tiền hỗ trợ.

Ông Nguyễn Văn Ngợi, một hộ chăn nuôi tại xóm Bình Luật cho biết: “Dự án LCASP đi sau nhưng mang một luồng khí mới thổi vào phong trào xây dựng, lắp đặt bể khí biogas trong chăn nuôi lợn.

Nếu các dự án khác, việc giải ngân khá dễ dàng thì dự án LCASP bắt buộc người dân phải chứng minh cụ thể về chất lượng bể khí trước khi được nghiệm thu và giải ngân.

Về lâu về dài, người dân sẽ thấm thía giá trị của việc tuân thủ quy trình một cách chặt chẽ này”.

Nhờ có bể khí biogas, chăn nuôi tại Cẩm Bình không ngừng phát triển, kinh tế nông hộ được cải thiện.

Toàn xã hiện có khoảng 400 hộ chăn nuôi thường xuyên, trong đó có 58 mô hình chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại kết hợp chăn nuôi tổng hợp cá nước ngọt và gia cầm.

Tổng số đàn lợn trên địa bàn trong năm 2015 ước đạt 31.140 con, cho xuất chuồng 1.675,95 tấn lợn hơi, thu về trên 75 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thiên Toàn chia sẻ: “Vạn bất đắc dĩ HĐND xã mới phải ra nghị quyết cấm chăn nuôi trên 20 con/hộ nếu không đảm bảo môi trường.

Vì thực tế, nông dân Cẩm Bình có nhu cầu chăn nuôi rất lớn, các hộ nuôi lại nằm sát nhau trong khu dân cư.

Nếu hộ nào cũng mở rộng quy mô nhưng không giải quyết được vấn đề ô nhiễm thì Cẩm Bình sẽ trở thành bãi rác thải chăn nuôi.

Đến nay, cơ chế đã được“cởi trói”, bể khí biogas trở thành cứu cánh giúp nông dân Cẩm Bình tăng đàn.

Số hộ tham gia chăn nuôi thường xuyên cũng không ngừng tăng lên".

"Thực tế trên cho thấy, nếu không giải quyết rốt ráo vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, con đường cán đích NTM tại Cẩm Bình sẽ trở nên xa vời.

Vậy nhưng, năm 2013, Cẩm Bình đã cán đích NTM trước 2 năm so với đăng ký ban đầu”, ông Toàn phấn khởi.


Related news

Nam Định đẩy mạnh tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc, gia cầm Nam Định đẩy mạnh tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc, gia cầm

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Thursday. April 16th, 2015
Nuôi chim cút theo quy mô công nghiệp Nuôi chim cút theo quy mô công nghiệp

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Thursday. April 16th, 2015
Hiệu quả dự án nuôi gà đồi tại xã Bảo Hà (Lào Cai) Hiệu quả dự án nuôi gà đồi tại xã Bảo Hà (Lào Cai)

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Thursday. April 16th, 2015
Về thăm Về thăm "vương quốc" sầu riêng

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Friday. April 17th, 2015
Hiệu quả mô hình cừu “Tam nông” Hiệu quả mô hình cừu “Tam nông”

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.

Thursday. April 16th, 2015