Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cùng nhà nông lắng nghe thị trường

Cùng nhà nông lắng nghe thị trường
Ngày đăng: 16/10/2015

Theo ông Nguyễn Đồng Ghi - Chủ tịch Hội ND phường 9, chỉ trong khoảng 5 năm qua, đô thị hóa đã làm địa bàn phường bị mất khoảng 100ha đất vườn, ruộng.

“Nào là các dự án thu hồi đất, rồi người dân bán đất vườn, đất thổ cư.

Có người bán đến mức không còn nơi đặt chuồng bò, phải đi thuê đất sản xuất.

Một số đánh liều xâm canh trên các vùng đất dự án treo.

Một số khác chuyển sang làm thuê nhưng nhiều người vẫn không thể bỏ được nghề nông” - ông Ghi kể.

 

Ông Nguyễn Đồng Ghi (trái) đang trao đổi với một nông dân trồng hoa ở phường 9, Tuy Hòa.

Ngoài làm 2 vụ lúa, gần 2.000 hộ ND của phường này còn có nghề truyền thống là trồng rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi.

Với diện tích đất sản xuất hạn hẹp còn lại, bài toán đặt ra là phải nâng cao định suất thu nhập trên mỗi m2.

Ví như trước đây, người dân phường 9 chủ yếu trồng các loại hoa cúc, mai, thược dược… trong chậu lớn khiến các dịp tết gần đây bị ế thì nay các chi hội nông dân tuyên truyền, vận động bà con chuyển thay dần sang trồng các giống hoa mới, hoa chậu mi ni theo thị hiếu người tiêu dùng.

Ông Bùi Đá - Chi hội trưởng ND khu phố Ninh Tịnh 2 cho hay, đa số ND bán dần đất vườn là những người ít chịu học hỏi, nâng cao kỹ thuật làm kiểng.

Trong khi đó, những người có chuyên môn giỏi thì mua thêm, tích tụ đất để lập trang trại bài bản.

Đây  là những nhân tố để chi hội “bám” vào, vận động truyền bá kinh nghiệm cho hội viên trồng hoa kiểng.

Một áp lực nữa của sản xuất nông nghiệp ở phường 9 là sự “ta thán” của cộng đồng về ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh tổ chức các lớp sản xuất “sạch”, Hội ND phường 9 đã kêu gọi từng cán bộ hội phải gương mẫu trong việc trồng rau, hoa an toàn.

Hội ND phường 9 đang vận động thành lập HTX cây hoa kiểng tại địa bàn.

Trước mắt, HTX sẽ làm đầu mối cung ứng vật tư, tư vấn kỹ thuật và tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho các hộ làm nghề cây kiểng.

Một số hội viên, ND khó khăn cũng sẽ được ưu tiên bố trí công ăn việc làm tại HTX này.

“Muốn làm giàu, ND vùng ven đô bây giờ phải biết lắng nghe nhu cầu thị trường.

Bởi nông sản hàng hóa mà làm theo phong trào thì rất dễ bị thất thu” - ông Ghi bày tỏ.


Có thể bạn quan tâm

Trồng ổi lê Đài Loan, mỗi năm thu 300 triệu đồng Trồng ổi lê Đài Loan, mỗi năm thu 300 triệu đồng

Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của huyện Vĩnh Bảo.

20/10/2016
Ngồi rung đùi làm vườn Ngồi rung đùi làm vườn

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

31/08/2016
Thành triệu phú miến dong dù không biết chữ Thành triệu phú miến dong dù không biết chữ

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

01/09/2016
Tỷ phú xóm núi Tỷ phú xóm núi

Từ một hộ nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi đa canh, ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

06/09/2016
Trồng rong nho lãi ròng 300 triệu đồng/năm Trồng rong nho lãi ròng 300 triệu đồng/năm

Sau khi chuyển đổi thành công từ nuôi tôm thẻ chân trắng sang mô hình trồng rong nho biển, anh Nguyễn Văn Dỗng lãi ròng mỗi năm 300 triệu đồng.

22/10/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.