Cùng nhà nông lắng nghe thị trường

Theo ông Nguyễn Đồng Ghi - Chủ tịch Hội ND phường 9, chỉ trong khoảng 5 năm qua, đô thị hóa đã làm địa bàn phường bị mất khoảng 100ha đất vườn, ruộng.
“Nào là các dự án thu hồi đất, rồi người dân bán đất vườn, đất thổ cư.
Có người bán đến mức không còn nơi đặt chuồng bò, phải đi thuê đất sản xuất.
Một số đánh liều xâm canh trên các vùng đất dự án treo.
Một số khác chuyển sang làm thuê nhưng nhiều người vẫn không thể bỏ được nghề nông” - ông Ghi kể.
Ông Nguyễn Đồng Ghi (trái) đang trao đổi với một nông dân trồng hoa ở phường 9, Tuy Hòa.
Ngoài làm 2 vụ lúa, gần 2.000 hộ ND của phường này còn có nghề truyền thống là trồng rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi.
Với diện tích đất sản xuất hạn hẹp còn lại, bài toán đặt ra là phải nâng cao định suất thu nhập trên mỗi m2.
Ví như trước đây, người dân phường 9 chủ yếu trồng các loại hoa cúc, mai, thược dược… trong chậu lớn khiến các dịp tết gần đây bị ế thì nay các chi hội nông dân tuyên truyền, vận động bà con chuyển thay dần sang trồng các giống hoa mới, hoa chậu mi ni theo thị hiếu người tiêu dùng.
Ông Bùi Đá - Chi hội trưởng ND khu phố Ninh Tịnh 2 cho hay, đa số ND bán dần đất vườn là những người ít chịu học hỏi, nâng cao kỹ thuật làm kiểng.
Trong khi đó, những người có chuyên môn giỏi thì mua thêm, tích tụ đất để lập trang trại bài bản.
Đây là những nhân tố để chi hội “bám” vào, vận động truyền bá kinh nghiệm cho hội viên trồng hoa kiểng.
Một áp lực nữa của sản xuất nông nghiệp ở phường 9 là sự “ta thán” của cộng đồng về ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh tổ chức các lớp sản xuất “sạch”, Hội ND phường 9 đã kêu gọi từng cán bộ hội phải gương mẫu trong việc trồng rau, hoa an toàn.
Hội ND phường 9 đang vận động thành lập HTX cây hoa kiểng tại địa bàn.
Trước mắt, HTX sẽ làm đầu mối cung ứng vật tư, tư vấn kỹ thuật và tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho các hộ làm nghề cây kiểng.
Một số hội viên, ND khó khăn cũng sẽ được ưu tiên bố trí công ăn việc làm tại HTX này.
“Muốn làm giàu, ND vùng ven đô bây giờ phải biết lắng nghe nhu cầu thị trường.
Bởi nông sản hàng hóa mà làm theo phong trào thì rất dễ bị thất thu” - ông Ghi bày tỏ.
Related news

Trong khi các tỉnh miền Bắc liên tục đón các cơn mưa lớn, thì tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Bình Định vẫn đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp...

Giá heo hơi loại tốt tại các trang trại và hộ nuôi với số lượng lớn ở TP Cần Thơ và nhiều tỉnh như: Hậu Giang,Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang… đang chỉ còn ở mức 35.500 - 36.000 đồng/kg(tương đương 3,55 - 3,6 triệu đồng/tạ); tại nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giá 33.000 - 35.000 đồng/kg (tương đương 3,3 - 3,5 triệu đồng/tạ). Với giá bán heo hơi hiện nay, phần lớn người chăn nuôi heo đều bị lỗ.

Do thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn kéo dài, nguồn nước ở các hồ chứa khô cạn, diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Cát (Bình Định) giảm mạnh.

Hơn 600 hộ nông dân ở huyện Trà Cú đang giàu lên từ nghề nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong vùng nước lợ. Bình quân, 1 ha mặt nước mỗi năm người nuôi cá lóc thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/ha/vụ.

Đầu vào tăng, đầu ra liên tục giảm trong nhiều năm liên tiếp, đẩy người chăn nuôi gà ở Tiền Giang lâm vào tình cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó người tiêu dùng phải mua gà với giá khá cao. Trước tình trạng đó, người chăn nuôi chỉ có nước than vắn, thở dài…