Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.
Diện tích trồng mới chủ yếu ở các xã Hầu Thào 1,5ha, Lao Chải 0,5ha, Bản Khoang 2 ha, Sa Pa 6,2 ha và Tả Phìn 5 ha.
Hiện các hộ dân đang tiến hành làm đất cho vụ trồng mới diện tích atiso.
Các hộ dân được Công ty Cổ phần Traphaco hỗ trợ 100% hạt giống và doanh nghiệp này nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm lá atiso. UBND huyện Sa Pa hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, người sản xuất cũng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư thâm canh atiso.
Atiso là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, sản phẩm bao gồm củ, lá và hoa. Hiện, năng suất atiso tại Sa Pa đạt mức trung bình 45 - 50 tấn lá/ha, nếu thâm canh tốt cây có thể cho năng suất gần 100 tấn lá/ha với giá bán 2.200 - 2.500 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 24-4, ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch UBND huyện Cần Đước, Long An cho biết, ngày 15-4, Công ty cổ phần nông trại sinh thái (Ecofarm) đã có văn bản gửi đến UBND huyện Cần Đước thông báo sẽ tiếp tục thu mua lúa Nàng thơm Chợ Đào đợt hai vào sau ngày 30-4 và 1-5 với giá 10.000 đồng/kg như thỏa thuận ban đầu.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nhập khá nhiều giống tiêu ghép không rõ nguồn gốc để bán và trồng đại trà. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có một cơ sở nào cho thấy giống tiêu ghép này sẽ đem lại hiệu quả cao và có thể thay thế các giống tiêu hiện tại.

Từ đầu tháng 3 - 5 âm lịch là thời điểm một số loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ. Hiện nay, dù chỉ mới đầu mùa nhưng các mặt hàng trái cây đang rớt giá thê thảm, khiến nhà vườn phải lao đao vì không thể xoay sở đầu ra cho vườn cây ăn quả nhà mình.

“Khác với nhiều năm, đào Pháp chín sớm ở Bắc Hà (Lào Cai) năm nay đạt năng suất cao, lại bán được giá, người nông dân trồng đào phấn khởi vì có thu nhập khá từ giống cây ăn quả mới được du nhập vào địa phương”- ông Nguyễn Xuân Giang- Phó phòng kinh tế huyện này cho biết.

Tiết kiệm chi phí 70 triệu đồng/năm, tiết tiệm nguồn nước tưới, năng suất tăng 10%, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng… Đó là hiệu quả mang lại sau 3 năm, kể từ khi vườn thanh long của ông Võ Ngọc Diệp (Sáu Diệp), Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) thanh long Lương Phú (Lương Phú C, Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang) được Công ty Mono Energy (Úc) đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời.