Cua đồng mùa nước nổi giá cao
Anh Dương Văn Hiếu - chủ vựa cua huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Năm nay lượng mưa ít, nước lũ nhỏ nên cua đồng ít và giá luôn ở mức cao. Bình quân mỗi ngày cơ sở thu mua và xuất bán từ 3 - 5 tấn, những lúc trúng mùa thì có thể lên đến hơn 10 tấn cua. Hiện nay, cua rất ít nên luôn trong tình trạng hút hàng”.
Mùa cua đồng ngoài việc giúp các cơ sở mua bán nhộn nhịp thì cũng mang lại thu nhập khá cho các nông dân làm thuê tại các cơ sở thu mua và chế biến cua đồng. Chị Đặng Thị Mẫm ngụ xã Phú Thành, huyện Tam Nông với nghề bẻ càng và phân loại cua đồng cho biết: “Gia đình có 4 thành viên làm ở khâu bẻ càng và phân loại cua thịt.
Mỗi ký càng cua và phân loại cua được trả 2.000 đồng, mỗi ngày thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng”. Bà Trần Thị Chuốc (72 tuổi) ngụ ấp Trung, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết: “Hơn 2 năm làm nghề lột mai, yếm và bẻ càng cua đồng cũng thu nhập kha khá, kiếm thêm chút ít tiền cho gia đình”.
Bình quân mỗi vựa cua đều có từ 20 - 30 người làm thuê thực hiện nhiều khâu như: chuyên chở, cân bán, bẻ càng, phân loại, lột mai... cho thu nhập ổn định từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Hiện tại, giá cua đồng thịt được bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg; cua đồng xay 50.000 - 70.000 đồng/kg; càng cua có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.
Theo Bà Trần Thị Cúc - thương lái thu mua cua đồng ở TX.Hồng Ngự: “Mùa lũ ở đầu nguồn chưa về nên lượng cua đồng ngày càng khó tìm. Trước đây, mỗi ngày vựa thu mua vài tấn cua đồng thịt, nhưng nay kiếm vài trăm ký đến 1, 2 tấn được là xem như thành công. Giá cao nên nhiều thương lái cũng tranh nhau mua và xuất bán”.
Hiện cua đồng được thu mua và xuất bán cho các nhà hàng, quán ăn lớn tại thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài yếu tố lượng mưa thì hiện nay do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan cũng là nguyên nhân làm lượng cua khan hiếm.
Có thể bạn quan tâm
Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Hai trong số nhiều mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.
Anh Nguyễn Xuân Giang, thôn Bãi Trại, xã Lan Giới cho biết: Sau 6 tháng trồng, 10 sào chùm ngây bắt đầu cho thu hoạch. Thu tỉa lá được 4 đợt ở những cây to, mỗi đợt bán được hơn 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, anh Giang vừa thuê thêm 5 sào ruộng để mở rộng diện tích.
Những năm qua, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai; nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Nguyên (Xín Mần) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.
Trước tình hình trên, UBND huyện Lục Nam đang chỉ đạo UBND xã Yên Sơn khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; tích cực diệt chuột, bảo vệ mùa màng tránh ảnh hưởng đến vụ sau; đồng thời cử cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, tập huấn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...