Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Thanh Long Dùng Đèn Tiết Kiệm Điện

EVN sẽ hỗ trợ kinh phí thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm điện (compact) cho các hộ trồng thanh long tại 3 tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Chương trình “Hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện 2014-2015” vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các ban, ngành, địa phương liên quan phát động tại Bình Thuận ngày 1/7.
Theo đó, EVN sẽ hỗ trợ kinh phí thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm điện (compact) cho các hộ trồng thanh long tại 3 tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Chương trình được kỳ vọng sẽ giúp giúp cho các hộ nông dân trồng thanh long giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp mỗi năm khoảng 53 triệu kWh giờ, tương đương 80 tỷ đồng tiền điện; giảm hơn 50MW công suất hệ thống, đóng góp một phần cho việc giảm áp lực đầu tư hệ thống điện tại khu vực miền Nam.
Cùng với đó sẽ giúp giãn tiến độ đầu tư công trình điện, tăng khả năng ổn định cung cấp điện, đồng thời giảm hơn 200 nghìn tấn khí thải CO2 giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Theo EVN, toàn bộ chi phí hỗ trợ thực hiện chương trình khoảng 30 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị hỗ trợ của EVN là 20 tỷ đồng.
Các nhà cung cấp đèn tiết kiệm điện trong nước gồm CTP Điện Quang, CTCP bóng đèn và phích nước Rạng Đông bán đèn compact 20 Watt với giá giảm tối thiểu từ 10% so với giá bán thực tế và có cơ chế trả chậm trong vòng 90 ngày. Trường hợp hộ nông dân mua đèn trả ngay sẽ được giảm giá 15%.
Tại Lễ phát động cũng diễn ra ký kết hợp tác giữa các công ty điện lực tỉnh với Hội Nông dân và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Theo đó, Hội Nông dân tuyên truyền, quảng bá và thu thập thông tin về hộ trồng thanh long đăng ký thay đèn tròn sợi đốt bằng đèn compact tiết kiệm điện, làm cầu nối thực hiện vai trò giám sát phối hợp với các Công ty Điện lực tuyên truyền, kiểm soát đôn đốc các bên tham gia thực hiện đúng theo tiêu chí của chương trình.
Lực lượng đoàn viên, thanh niên sẽ được đào tạo kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và đảm nhận hỗ trợ phần thu hồi đèn tròn và lắp đặt thay đèn tiết kiệm điện.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.
Hiện nay, nhà vườn trồng thanh long chuyên canh tại các xã thuộc huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang gặp rất nhiều khó khăn do giá thanh long đang nằm ở mức thấp. Hơn nửa, dịch bệnh trên thanh long đang bùng phát một cách khó kiểm soát khiến cho nhà vườn trồng thanh long lo lắng hơn.

Từ gốc dứa trồng muộn vẫn cho thu hoạch với những quả thơm ngon, gia đình anh Phạm Đăng Luân, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai) đã quyết định mở rộng diện tích dứa trái vụ. Không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất, dứa trái vụ còn giúp gia đình anh có thêm thu nhập nhờ đầu ra thuận lợi.

Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.