Cua đồng mùa nước nổi giá cao
Anh Dương Văn Hiếu - chủ vựa cua huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Năm nay lượng mưa ít, nước lũ nhỏ nên cua đồng ít và giá luôn ở mức cao. Bình quân mỗi ngày cơ sở thu mua và xuất bán từ 3 - 5 tấn, những lúc trúng mùa thì có thể lên đến hơn 10 tấn cua. Hiện nay, cua rất ít nên luôn trong tình trạng hút hàng”.
Mùa cua đồng ngoài việc giúp các cơ sở mua bán nhộn nhịp thì cũng mang lại thu nhập khá cho các nông dân làm thuê tại các cơ sở thu mua và chế biến cua đồng. Chị Đặng Thị Mẫm ngụ xã Phú Thành, huyện Tam Nông với nghề bẻ càng và phân loại cua đồng cho biết: “Gia đình có 4 thành viên làm ở khâu bẻ càng và phân loại cua thịt.
Mỗi ký càng cua và phân loại cua được trả 2.000 đồng, mỗi ngày thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng”. Bà Trần Thị Chuốc (72 tuổi) ngụ ấp Trung, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết: “Hơn 2 năm làm nghề lột mai, yếm và bẻ càng cua đồng cũng thu nhập kha khá, kiếm thêm chút ít tiền cho gia đình”.
Bình quân mỗi vựa cua đều có từ 20 - 30 người làm thuê thực hiện nhiều khâu như: chuyên chở, cân bán, bẻ càng, phân loại, lột mai... cho thu nhập ổn định từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Hiện tại, giá cua đồng thịt được bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg; cua đồng xay 50.000 - 70.000 đồng/kg; càng cua có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.
Theo Bà Trần Thị Cúc - thương lái thu mua cua đồng ở TX.Hồng Ngự: “Mùa lũ ở đầu nguồn chưa về nên lượng cua đồng ngày càng khó tìm. Trước đây, mỗi ngày vựa thu mua vài tấn cua đồng thịt, nhưng nay kiếm vài trăm ký đến 1, 2 tấn được là xem như thành công. Giá cao nên nhiều thương lái cũng tranh nhau mua và xuất bán”.
Hiện cua đồng được thu mua và xuất bán cho các nhà hàng, quán ăn lớn tại thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài yếu tố lượng mưa thì hiện nay do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan cũng là nguyên nhân làm lượng cua khan hiếm.
Related news

Mô hình canh tác mì xen canh trên đất đồi được chuyển giao cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thông qua dự án khoa học - công nghệ giai đoạn 2013 - 2015 đã mang lại kết quả khả quan.

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo định hướng, diện tích sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015 của tỉnh Đồng Tháp là 100.000ha. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đến giữa tháng 7, toàn tỉnh đã xuống giống được 120.000ha, bằng 120% kế hoạch, nhiều hơn so với diện tích xuống giống vụ thu đông cùng kỳ năm trước gần 24.000ha (tăng 25%).

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.

Trước đây, cây trồng bị bệnh chỉ có nước... chờ chết. Nhưng nay đã có đội ngũ bác sĩ thăm khám, cho toa, bốc thuốc cho cây trồng. Thậm chí có cả bác sĩ thăm khám tận vườn hoặc tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí. Đó là những hoạt động của Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh.