Công ty Phúc Lộc giả nhãn hiệu phân bón Thiên Phú Nông

Theo biên bản vi phạm hành chính do Chi cục Quản lý thị trường Lâm Đồng lập ngày 16/10/2015, hành vi mua bán phân bón của Công ty TNHH Kinh doanh cà phê và phân bón Phúc Lộc là có dấu hiệu “vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp”.
Cụ thể, doanh nghiệp này đã giả nhãn hiệu sản phẩm phân bón “Thiên Phú Nông” của Công ty cổ phần Sản xuất phân bón Thiên Phú Nông để tiêu thụ ra thị trường.
Với hành vi vi phạm này, Công ty TNHH Kinh doanh cà phê và phân bón Phúc Lộc đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng phạt tiền 70 triệu đồng về hành vi kinh doanh, buôn bán phân bón giả mạo nhãn hiệu; đồng thời, UBND tỉnh còn tịch thu toàn bộ 110 bao phân bón giả nhãn hiệu “Thiên Phú Nông” của Công ty Phúc Lộc.
Có thể bạn quan tâm

Có mặt tại sân vận động xã Nghĩa Phúc vào chiều 24/4, lúc này bà con đang tập trung chờ được nhận dê về nuôi. Bà Lưu Thị Đông, xóm 3, phấn khởi: Cách đây mấy năm, gia đình đầu tư 10 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 4 con dê về nuôi. Vừa qua, xóm, xã bình chọn bà là một trong những gia đình được nhận dê từ chương trình chăn nuôi dê sinh sản của Nhà nước.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hôm nay (7/5), tại huyện Mouangphin, tỉnh Savanakhet, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Quasa-Geruco đã làm lễ ra quân khai thác mủ cao su đầu tiên. Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào Việt Nam đến dự.

Với mục tiêu ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài góp phần tăng thu nhập và nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng dân cư ven biển, sau 2 năm triển khai, sáng 9/5, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu kết quả dự án.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã xác định hướng phát triển kinh tế của địa phương là phát huy lợi thế giáp biển, nhiều đầm bãi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

Trong những năm qua, phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) tuy vẫn ở mức tiềm năng, nhưng đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương.