VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới
Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).
Một trong những những tiêu chí quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là cơ sở để triển khai áp dụng hiệu quả mô hình VietGAP trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với 03 đối tượng chủ lực, có thế mạnh xuất khẩu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (cá tra, tôm sú và tôm chân trắng).
Với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; hệ thống thủy lợi khép kín; hệ thống ao nuôi, ao lắng, xử lý chất thải và hệ thống xử lý môi trường được xây dựng đồng bộ; hệ thống giao thông thuận lợi giúp giảm chi phí vận chuyển trong thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm…, tất cả đã giúp mô hình VietGAP được triển khai tập trung, giảm được chi phí trong quá trình nuôi, góp phần giúp các hộ nuôi đạt chuẩn VietGAP.
Trong đó, hệ thống thủy lợi khép kín và đồng bộ đã góp phần quan trọng trong việc điều tiết sản xuất theo đúng mùa vụ, đảm bảo sự phát triển ổn định cho các đối tượng nuôi, giúp ngành nuôi trồng thủy sản có thể tiến tới sản xuất theo mô hình VietGAP với quy mô công nghiệp.
Có thể thấy, một trong những yếu tố quyết định đến thành công của mô hình VietGAP là việc kiểm soát tình hình dịch bệnh. Để thực hiện được điều này, tiêu chí về môi trường và xử lý môi trường nuôi được đánh giá là rất quan trọng.
Trong Chương trình Nông thôn mới, để kiểm soát tình hình dịch bệnh và giảm tổn thất cho người nuôi, Đề án xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ưu tiên việc tập huấn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, tổ chức liên kết các yếu tố đầu vào, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp các cơ sở yên tâm sản xuất.
Về phía Tổng cục Thủy sản, trong kế hoạch xây dựng Chương trình Nông thôn mới ở ĐBSCL, đã tập trung "xây dựng mối liên kết chuỗi" giữa sản xuất với thị trường.
Trong đó yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản phải đạt chuẩn VietGAP, tạo thương hiệu cho sản phẩm, liên kết với nhà máy chế biến và hệ thống siêu thị… Đây chính là những lợi ích mà ngành thuỷ sản đã có được nhờ việc triển khai Chương trình Nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.
Trung tâm Giống Thủy sản An Giang vừa triển khai thành công dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do Kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 580 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 408,6 triệu đồng.
Hơn tuần qua, giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL tăng thêm 300 - 400 đ/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Vĩnh Long không vui, bởi phần lớn họ đã bán hết lúa từ trước đó.
Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.
Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.