Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang luôn ý thức tốt trong việc tiết kiệm năng lượng
Nằm trên địa bàn là vựa cá tra lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhà xưởng rộng khoảng 4.500m2, Công ty CP thủy sản Trường Giang đầu tư sản xuất cá tra phi lê, cá tra nguyên con cấp đông và các sản phẩm giá trị gia tăng.
Để cạnh tranh được với sản phẩm khác trên thị trường, Công ty không chỉ thực hiện nghiêm quy trình công nghệ trong sản xuất mà còn tiến hành nhiều thử nghiệm và ứng dụng các chương trình cải tiến kỹ thuật trong sản xuất.
Bình quân mỗi năm công ty sản xuất hơn 20 triệu tấn sản phẩm, sản lượng điện sử dụng hơn 10,2 triệu kWh.
Theo ông Ong Hàng Văn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang: “Việc sử dụng máy móc thiết bị sản xuất cũ khiến công suất hoạt động chậm và tiêu hao nhiều năng lượng, tốn thêm chi phí.
Vì vậy, Ban giám đốc Công ty đã xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng tiết kiệm ngay từ năm 2011 với việc tái tạo nhà xưởng, đổi mới máy móc thiết bị và đưa ra các giải pháp tiết kiệm cho các khu vực sản xuất.
Ngoài ra, Công ty cũng lắp thêm các điện kế cho từng khu vực và từng cụm thiết bị; tiến hành theo dõi điện, nước tiêu thụ hàng ngày để tính toán năng lượng tiêu hao của Công ty”.
Song song đó, Công ty đưa ra những giải pháp TKNL hiệu quả như: thực hiện kiểm toán năng lượng; trang bị thêm các tủ cấp đông mới có thời gian cấp đông ngắn hơn từ 30 - 45 phút/mẻ; lắp bộ sản xuất nước nóng bằng phương pháp tận dụng nhiệt lượng của gas sau khi nén để giải nhiệt nước thay cho máy nước nóng dùng điện trở.
Ngoài ra, Công ty còn đầu tư những thiết bị làm mềm nước cho tất cả các dàn ngưng tụ bay hơi nhằm giảm tối đa cáu cặn đóng trên các đường ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng; thay thế chấn lưu sắt từ bằng lưu điện tử cho các đèn huỳnh quang chiếu sáng sản xuất, thay đèn sợi đốt kho lạnh bằng đèn LED...
Để máy móc thiết bị vận hành theo đúng công suất, Công ty luôn lựa chọn các sản phẩm đảm bảo hiệu suất cao, đồng thời lập các tổ, ban phụ trách kiểm tra khâu vận hành máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng tiêu hao năng lượng.
Trong quá trình cải tiến thiết bị, công nghệ, Công ty CP thủy sản Trường Giang đầu tư thiết kế phân bổ lại các máy nén piston hiện có để phù hợp với yêu cầu sản xuất, trang bị thêm các máy nén trục vít mới hiệu suất cao hơn.
Việc đổi mới thiết bị trong sản xuất giúp Công ty tiết kiệm được 7 - 10% lượng điện tiêu thụ mỗi tháng, tương đương 1 tỷ đồng/năm.
Quan trọng hơn hết, nhờ vào các giải pháp TKNL cũng giúp giảm lượng khí CO2 ra môi trường.
Ngoài việc áp dụng hiệu quả các giải pháp về TKNL trong sản xuất, Ban giám đốc Công ty cũng thường xuyên tổ chức tập huấn về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho các cán bộ, nhân viên.
Nói về định hướng phát triển, ông Ong Hàng Văn cho biết: “Trong thời gian tới, Ban giám đốc Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều giải pháp TKNL hiệu quả, kết hợp với cải tiến trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất.
Thường xuyên kiểm tra bảo trì các thiết bị máy móc để tránh tiêu hao năng lượng.
Tổ chức thêm nhiều đợt tập huấn tuyên truyền sâu rộng về TLNL cho đội ngũ nhân viên, công nhân Công ty nhằm nâng cao thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”.
Có thể bạn quan tâm
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định…
Nông dân Phạm Văn Hải, Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phấn khởi nói: Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven khu vực biển như ở Cầu Ngang. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn (ven biển).
Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi nay sẽ có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn cho vay xây dựng chuồng trại từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank).
Người chăn nuôi heo lại lâm vào tình trạng “điêu đứng” do giá heo thịt giảm mạnh. Liên tục trong gần 2 tháng qua, giá heo thịt giảm từ 4,7 triệu đồng/tạ xuống còn 3,4 - 4 triệu đồng/tạ. Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo “tiến thoái lưỡng nan”, bởi heo đến thời kỳ xuất chuồng gặp phải lúc giá quá thấp, bán thì lỗ mà giữ lại chờ giá lên thì tốn thêm nhiều chi phí.
Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.