Tuân thủ chặt chẽ quy trình trong sản xuất vải thiều
Theo báo cáo của UBND huyện, đến nay toàn huyện gieo cấy hơn 1.800 ha lúa, đạt 54% kế hoạch; diện tích còn lại dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 4; tỷ lệ vải thiều ra hoa đạt hơn 75%. Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 6 mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu, diện tích 60 ha tại xã Hồng Giang.
Các loại cây có múi như cam, bưởi đang ra hoa, sinh trưởng, phát triển tốt. Không có dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi; không có tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra vụ việc phức tạp.
Tại buổi làm việc, một số đại biểu đề nghị tỉnh sớm phê duyệt kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu vải thiều; cấp kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã đặc biệt khó khăn; xây dựng hạ tầng vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Qua ý kiến của các đại biểu và kiểm tra thực tế tại xã Hồng Giang, đồng chí Bùi Văn Hạnh ghi nhận nỗ lực của huyện, xã thời gian qua, nhất là về tổ chức sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Đồng chí lưu ý, thời gian tới cơ quan chuyên môn cùng với huyện tổ chức sản xuất chặt chẽ, giám sát, khuyến cáo người dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; tiếp tục phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở vật nuôi theo hướng an toàn, chất lượng cao; điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý để mang lại lợi ích lớn nhất cho nông dân; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp.
Đồng chí nhấn mạnh, thời gian từ nay đến khi thu hoạch vải thiều cần thông tin rộng rãi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để người dân nắm được, quyết tâm đưa vải thiều tươi sang Mỹ trong năm nay. Cùng đó, tăng cường công tác dự báo tình hình tiêu thụ vải thiều; ngoài thị trường mới cần đặc biệt quan tâm thị trường phía Nam và Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Trong mấy ngày rét đậm, rét hại vừa qua, những ai có dịp lên các xã vùng cao của huyện Sa Pa và Bát Xát (Lào Cai) đều cảm thấy xót xa khi chứng kiến cảnh người dân mổ thịt gia súc bị chết rét bán bên cạnh các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Câu hỏi đặt ra, vì sao các cấp, các ngành tích cực vào cuộc vận động nhân dân phòng, chống rét cho gia súc, nhưng vẫn xảy ra tình trạng gia súc chết nhiều.
Nhằm đa dạng hóa các loại gia cầm, đồng thời bảo tồn giống gà quý hiếm, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Bến Tre (nay là Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao) đã chủ trì thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, nhằm nâng cao giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích, những năm qua, chính quyền các địa phương ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) tích cực vận động bà con nông dân đưa cây màu xuống ruộng thay thế cho vụ lúa hè thu đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Nhờ nuôi ngựa bạch, gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có thu nhập ổn định từ 70 đến 90 triệu đồng/năm.
Ngày 18-3-2014, tại xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ đã diễn ra lễ bàn giao 3 máy làm đất sử dụng công nghệ laser và trình diễn san phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức.