Nuôi ốc hương, trồng rong sụn theo phương pháp mới
Nuôi ốc hương trong đăng, lồng
Chọn vị trí đặt lồng hoặc cắm đăng nuôi ở vùng nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn, có độ mặn từ 25 - 35%o và ổn định. Nguồn nước không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động nước sông vào mùa mưa. Lồng, đăng làm chắc chắn, có lưới bảo vệ bên ngoài ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc.
Độ sâu đặt lồng hoặc cắm đăng từ 1,5m nước trở lên. Đăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10cm để tránh ốc chui ra ngoài. Độ cao lưới cắm đăng phải vượt qua mức nước triều cao nhất 1m để ốc không bị sóng đánh ra ngoài.
Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời dịch hại, làm vệ sinh lồng lưới để nước lưu thông. Lồng nuôi phải được chôn sâu dưới lớp cát đáy 5cm để có nền cát cho ốc vùi mình. Kích cỡ giống thả tối thiểu 8.000 - 10.000 con/kg trở lên, mật độ thả 500 - 1.000 con/m2. Thức ăn dành cho ốc hương là cá cua, ghẹ, trai nước ngọt, don, sút…
Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn phù hợp. Chú ý, trường hợp nuôi lâu, đáy lồng quá bẩn, có mùi hôi, ốc sẽ không ăn và yếu dần, lúc này cần chuyển lồng sang vị trí mới. Nếu nuôi trong đăng cắm cố định cần ngăn thành nhiều ngăn, cần chuyển sang ngăn mới khi ngăn cũ nuôi lâu ngày đáy bẩn, hôi.
Trồng rong sụn cải tiến
Có nhiều mô hình trồng rong sụn, trồng bằng hình thức dàn căng trên đáy có nhiều ưu điểm. Mô hình này có thể áp dụng trồng bãi ngang vùng triều đáy cát, cát bùn, sỏi đá nhỏ trên nền cát, ven đầm phá, vũng, vịnh ven biển và ven đảo, nơi có mức thủy triều rút thấp nhất còn 0,5 - 1,2m. Cách trồng rong sụn dàn căng trên đáy ở các bãi, vịnh ít sóng gió như sau: trước tiên là chọn khu vực bằng phẳng, dọn sạch rong tảo và các thực vật khác.
Dùng cọc tre có đường kính 3 - 5cm, dài 1 - 1,2m đóng thành hàng xuống đáy, cách nhau 0,7 - 1m, hai hàng cọc cách nhau 10m, ở khoảng giữa có thể xen cọc phụ. Các hàng cọc đặt thẳng góc với hướng gió để sau này dây rong song song hướng gió. Cọc ở góc có thể dùng dây neo cố định tăng độ vững chắc. Buộc dây căng bằng sợi cước nylon đường kính 1 - 2mm ở giữa hai hàng cọc.
Dây căng cách đáy 0,2 - 0,5m, trên các dây căng có buộc các phao để cố định cách mặt nước 0,3 - 0,4m. Dùng dây mềm cắt đoạn 20cm, một đầu buộc vào bụi rong giống, đầu kia buộc vào sợi dây căng. Khoảng cách buộc giữa hai bụi rong từ 0,25 - 0,3m.
Ở các bãi triều, khu vực có nước sâu thì trồng theo phương pháp giàn bè có phao nổi. Bố trí bằng cách dùng gỗ hoặc tre dài 4 - 5m làm thành khung hình chữ nhật có kích thước 3 x 4m, xung quanh bao lưới làm giảm sóng, tránh cá tạp ăn rong. Dùng dây thừng hay dây nylon đường kính 0,25 - 1cm buộc các cạnh nối nhau.
Buộc các dây căng trong khung thành từng dãy cách nhau 0,4m, hàng cách hàng 0,4m. Các đầu góc khung trồng buộc dây và neo chặt xuống đáy, trên buộc với các phao nổi...
Có thể bạn quan tâm
Trong vụ xuân và vụ mùa 2014, Trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm nhiều giống lúa; riêng vụ mùa đã khảo nghiệm so sánh 22 giống lúa tại Trạm thực nghiệm giống cây trồng của trung tâm; khảo nghiệm sản xuất 7 giống lúa có triển vọng và sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa mới có tiềm năng về năng suất, chất lượng tại Trạm thực nghiệm và 3 HTX đại diện cho các vùng sinh thái của thành phố.
Vụ hè thu 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phát động thi đua ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên toàn tỉnh thu hút 81 nông dân đăng ký tham gia ứng dụng trên tổng diện tích hơn 1.200 héc-ta. TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá: “Chương trình rất có ích cho nông dân và nông thôn.
Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.
Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.
Sở hữu 1.500 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập trên 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang,TP Tuyên Quang đang được biết đến như một địa chỉ tin cậy cho những ai muốn làm giàu.