Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang luôn ý thức tốt trong việc tiết kiệm năng lượng
Nằm trên địa bàn là vựa cá tra lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhà xưởng rộng khoảng 4.500m2, Công ty CP thủy sản Trường Giang đầu tư sản xuất cá tra phi lê, cá tra nguyên con cấp đông và các sản phẩm giá trị gia tăng.
Để cạnh tranh được với sản phẩm khác trên thị trường, Công ty không chỉ thực hiện nghiêm quy trình công nghệ trong sản xuất mà còn tiến hành nhiều thử nghiệm và ứng dụng các chương trình cải tiến kỹ thuật trong sản xuất.
Bình quân mỗi năm công ty sản xuất hơn 20 triệu tấn sản phẩm, sản lượng điện sử dụng hơn 10,2 triệu kWh.
Theo ông Ong Hàng Văn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang: “Việc sử dụng máy móc thiết bị sản xuất cũ khiến công suất hoạt động chậm và tiêu hao nhiều năng lượng, tốn thêm chi phí.
Vì vậy, Ban giám đốc Công ty đã xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng tiết kiệm ngay từ năm 2011 với việc tái tạo nhà xưởng, đổi mới máy móc thiết bị và đưa ra các giải pháp tiết kiệm cho các khu vực sản xuất.
Ngoài ra, Công ty cũng lắp thêm các điện kế cho từng khu vực và từng cụm thiết bị; tiến hành theo dõi điện, nước tiêu thụ hàng ngày để tính toán năng lượng tiêu hao của Công ty”.
Song song đó, Công ty đưa ra những giải pháp TKNL hiệu quả như: thực hiện kiểm toán năng lượng; trang bị thêm các tủ cấp đông mới có thời gian cấp đông ngắn hơn từ 30 - 45 phút/mẻ; lắp bộ sản xuất nước nóng bằng phương pháp tận dụng nhiệt lượng của gas sau khi nén để giải nhiệt nước thay cho máy nước nóng dùng điện trở.
Ngoài ra, Công ty còn đầu tư những thiết bị làm mềm nước cho tất cả các dàn ngưng tụ bay hơi nhằm giảm tối đa cáu cặn đóng trên các đường ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng; thay thế chấn lưu sắt từ bằng lưu điện tử cho các đèn huỳnh quang chiếu sáng sản xuất, thay đèn sợi đốt kho lạnh bằng đèn LED...
Để máy móc thiết bị vận hành theo đúng công suất, Công ty luôn lựa chọn các sản phẩm đảm bảo hiệu suất cao, đồng thời lập các tổ, ban phụ trách kiểm tra khâu vận hành máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng tiêu hao năng lượng.
Trong quá trình cải tiến thiết bị, công nghệ, Công ty CP thủy sản Trường Giang đầu tư thiết kế phân bổ lại các máy nén piston hiện có để phù hợp với yêu cầu sản xuất, trang bị thêm các máy nén trục vít mới hiệu suất cao hơn.
Việc đổi mới thiết bị trong sản xuất giúp Công ty tiết kiệm được 7 - 10% lượng điện tiêu thụ mỗi tháng, tương đương 1 tỷ đồng/năm.
Quan trọng hơn hết, nhờ vào các giải pháp TKNL cũng giúp giảm lượng khí CO2 ra môi trường.
Ngoài việc áp dụng hiệu quả các giải pháp về TKNL trong sản xuất, Ban giám đốc Công ty cũng thường xuyên tổ chức tập huấn về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho các cán bộ, nhân viên.
Nói về định hướng phát triển, ông Ong Hàng Văn cho biết: “Trong thời gian tới, Ban giám đốc Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều giải pháp TKNL hiệu quả, kết hợp với cải tiến trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất.
Thường xuyên kiểm tra bảo trì các thiết bị máy móc để tránh tiêu hao năng lượng.
Tổ chức thêm nhiều đợt tập huấn tuyên truyền sâu rộng về TLNL cho đội ngũ nhân viên, công nhân Công ty nhằm nâng cao thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”.
Related news

Năm 2013, tỉnh Dak Lak trích ngân sách 345 triệu đồng mua 129.650 con cá giống các loại thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 8 huyện: Lak, Krông Ana, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Pak và Ea Kar.

Chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ được thực hiện từ lâu, song việc sử dụng đèn sợi tóc với công suất 60 - 75 W tiêu thụ lượng điện rất lớn, dẫn tới chi phí đầu tư cho mỗi hecta cao, giảm tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, diện tích thanh long ngày càng tăng đã dẫn tới việc thiếu điện. Giải pháp để tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận là thay thế đèn sợi tóc 60 - 75 W bằng đèn compact 20 - 23 W chống ẩm cho thanh long ra hoa trái vụ.

Nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau) vừa kết thúc vụ thu hoạch cá đồng, giá cá ở mức cao ngay từ đầu vụ và tiếp tục tăng ở cuối vụ.

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...