Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột
Đồng thời, công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột đã được áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá biển trên phạm vi toàn quốc.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, áp dụng quy trình nuôi cá Song Chuột thương phẩm sẽ giảm giá thành nuôi và đạt hiệu quả kinh tế. Theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ này, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 91,8% và cá đực là 94,6%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá bột lên cá hương từ 3,5 đến 6,2%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá hương lên cá giống hơn 70%; cá giống 90 ngày tuổi có tổng chiều dài từ 7,5 đến 9cm. Cá Song Chuột sau thời gian nuôi 15 tháng, từ cỡ cá giống đến kích cỡ cá thương phẩm, đạt hơn 0,5kg; tỷ lệ sống hơn 66%.
Áp dụng quy trình nuôi thương phẩm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cá Song Chuột ở thị trường Việt Nam có giá 700 đến 900 nghìn đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, nơi cá Song Chuột được bán với giá hơn 100 USD/kg.
Có thể bạn quan tâm
Từ 24 - 25/11, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức hội nghị giao ban các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) năm 2015 tại VQG Yok Don (Đắk Lắk).
Lúc 8 giờ ngày 6/12 tại Công viên đá Nhật Rin Rin Park, Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Bản - GK Organic sẽ tổ chức hội thảo “Ứng dụng các sản phẩm sinh học thông minh phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao”.
Hàng chục tấn thức ăn chăn nuôi không nằm trong danh mục cho phép, hết hạn sử dụng vẫn được công ty Tino pha trộn rồi phân phối ra thị trường.
Trong những năm gần đây, mô hình nuôi cá bống tượng ở xã Tân Thành, TP Cà Mau đang phát triển mạnh, nhiều hộ nuôi thành công và đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình giúp nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình, đồng thời đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi địa phương.
20 năm trước, già làng Vỗ Thư đã không quản khó nhọc vào rừng tìm nhặt hạt cây bời lời về gieo trồng.