Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột
Đồng thời, công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột đã được áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá biển trên phạm vi toàn quốc.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, áp dụng quy trình nuôi cá Song Chuột thương phẩm sẽ giảm giá thành nuôi và đạt hiệu quả kinh tế. Theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ này, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 91,8% và cá đực là 94,6%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá bột lên cá hương từ 3,5 đến 6,2%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá hương lên cá giống hơn 70%; cá giống 90 ngày tuổi có tổng chiều dài từ 7,5 đến 9cm. Cá Song Chuột sau thời gian nuôi 15 tháng, từ cỡ cá giống đến kích cỡ cá thương phẩm, đạt hơn 0,5kg; tỷ lệ sống hơn 66%.
Áp dụng quy trình nuôi thương phẩm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cá Song Chuột ở thị trường Việt Nam có giá 700 đến 900 nghìn đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, nơi cá Song Chuột được bán với giá hơn 100 USD/kg.
Related news
Anh Trần Văn Thiện Tận dụng diện tích đất nông nghiệp chiêm trũng mạnh dạn đầu tư cấy sen - nuôi vịt đẻ trứng với quy mô nghìn con, đem lại thu nhập gần nửa tỷ
Tại Sóc Trăng, mô hình nuôi cá trê theo hình thức công nghiệp và nuôi tự nhiên kết hợp nuôi công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lương Tuấn Đại (dân tộc Tày) ở thôn 4 Thuốc Hạ, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xây dựng được mô hình trồng cam với thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Với diện tích 700m2 vườn, nông dân trẻ Tạ Công Soái (SN 1982, ở thôn Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã có doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.
Nguyễn Ngọc Quyết (1984) mát tay với nghề nuôi rắn. Quyết đang sở hữu trang trại nuôi rắn hổ trâu "khủng" với thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.