Công Lớn Nhờ Chú Danh
Những năm gần đây, ND ấp Thới Phước 1 (Tân Thạnh, Thới Lai, Cần Thơ) ngoài 2 vụ lúa còn có thêm thu nhập từ trồng dưa hấu. Bà con bảo: “Công lớn là nhờ chú Danh”.
Người mà bà con nhắc đến đó là ông Trần Công Danh, người đầu tiên trồng dưa hấu của ấp và đã có thâm niên trên 10 năm gắn bó với cây dưa. Nói chuyện với ông Danh chưa đầy 30 phút chúng tôi đã thấy có nhiều người gọi điện nhờ ông tư vấn cho ruộng dưa của mình.
Ông Danh cho biết: “Năm 2001, tui bắt đầu trồng 4 công dưa hấu. Năm đầu mỗi công thu hơn 4 tấn. Sang năm thứ hai, tui mở rộng diện tích và chia sẻ kinh nghiệm trồng cho 2 người khác trong xóm, giờ thì nhiều người trồng dưa rồi. Hiện, gia đình tui có 26,5 công trồng dưa hấu, chủ yếu là giống dưa Bảo Long super 1084. Trừ chi phí, mỗi công thu lãi 13-15 triệu đồng. Tui trồng thêm giống dưa hắc mỹ nhân 388”.
Theo ông Danh, trồng dưa đỡ cực hơn, thu nhập cao hơn trồng lúa, đầu ra cũng ổn định.
Ông Danh bộc bạch: “Lúc đầu bà con cũng e dè, có người theo dõi tui cả năm, xem cách làm thế nào rồi mới dám đầu tư. Có cái gì hay là tui chia sẻ hết với họ, nhưng quan trọng nhất vẫn là ở mỗi người, có dám làm hay không. Chúng tui cùng làm, tui chỉ cho họ, khi họ trồng và rút được kinh nghiệm thì chia sẻ lại với tui. Cứ thế cùng nhau làm thôi”.
Hiện nay, ấp Thới Phước 1 đang phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn TP.Cần Thơ và các giảng viên Trường Đại học Cần Thơ mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng dưa phủ bạt cho 35 học viên. Gia đình ông Danh tình nguyện cho lớp sử dụng 3,5 công đất làm mô hình mẫu.
Ông Phan Hữu Thiện tâm sự: “Nhờ chú Danh hướng dẫn, gia đình tui quyết định trồng 9,5 công dưa. Bước đầu dưa phát triển rất tốt. Cái gì tụi tui ở đây cũng hỏi chú, thấy chú chạy ngược chạy xuôi mà thương. Vậy mà lúc nào tui cũng thấy chú vui vẻ và nhiệt tình, giúp được là chú ấy giúp liền…”.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như những năm trước, giá cua thương phẩm ở huyện Cái Nước (Cà Mau) thường xuyên biến động, thì hiện nay giá cua trên thị trường khá ổn định, nông dân hết sức phấn khởi.
Ngày 1-11, Chi cục Thuỷ sản (Sở NN-PTNT Dak Lak) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá chép V1 thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại xã Ea Kao – TP. Buôn Ma Thuột.
Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã trao 60 máy dò cá, 30 máy thông tin liên lạc tầm xa (Icom) cho các đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá ở huyện Lý Sơn, với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Máy Icom trao tặng lần này là máy IC-M802FMS- sản phẩm dùng cho hàng hải mới nhất và hiện đại nhất hiện nay.
Thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi vịt ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) đã thực hiện mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) nhằm hạn chế dịch bệnh, cung ứng nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Bằng quyết tâm và ham học hỏi, anh Văn Minh Thể, sinh năm 1980 ở thôn 6, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã nuôi thành công loài chim trĩ đỏ trên vùng đất Tây Nguyên.