Kết quả thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính năm 2015
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Quốc gia triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần tăng thu nhập cho người dân tại một số xã xây dựng nông thôn mới các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ”.
Các đại biểu tham quan mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Bình Xa, (huyện Hàm Yên, Tuyên Quang)
Tại tỉnh Tuyên Quang, TTKN Quốc gia đã phối hợp với TTKN tỉnh Tuyên Quang triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính với diện tích 01 ha, với 30.000 con cá giống, gồm 5 hộ nông dân tham gia.
Sau 4 tháng thực hiện, mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương.
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính được triển khai thực hiện từ tháng 4/2015 tại 2 thôn Đồng Chùa 01 và Chợ Bợ 01 (xã Bình Xa, huyện Hàm Yên).
Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn, thuốc phòng trị bệnh cho cá; được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo từng giai đoạn của cá và được cán bộ khuyến nông thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá.
Sau 4 tháng chăn nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt trên 70%, trọng lượng trung bình cá rô phi đơn tính đạt 400 - 500g/con.
Trên diện tích 01 ha đã cho thu về gần 9 tấn cá thịt, trừ các khoản chi phí cho thu lãi trên 70 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thu Trang – Cán bộ trực tiếp theo dõi mô hình cho biết: Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho thấy cá không bị mắc dịch bệnh; tăng trọng bình quân từ 2,8 – 3g/con/ngày.
Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng và hạn kéo dài vào thời điểm thả cá giống nên cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cá.
Gia đình ông Phạm Văn Khóa, thôn Đồng Chùa 01, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, có trên 1.300m2 ao, trước đây cũng chỉ để nuôi cá trắm cỏ, cá trôi, thời gian nuôi 1 - 2 năm mới được xuất bán mà cá lại nhiều dịch bệnh nên hiệu quả kinh tế không cao, mỗi năm chỉ thu trên 10 triệu đồng.
Năm 2015, được tuyên truyền, vận động, ông đã tham gia mô hình nuôi cá rô phi đơn tính với mật độ thả 3 con/m2, tổng số giống cá rô phi đơn tính được thả là 2.600 con, tỷ lệ sống đạt trên 75%.
Ông Khóa cho biết: “Nuôi giống cá rô phi đơn tính này rất dễ chăm sóc, ít bệnh tật mà lại không tốn công mấy trong khi thị trường tiêu thụ ổn định, lãi hơn so với các loại cá tôi từng nuôi.
Đến nay sau 4 tháng nuôi trọng lượng bình quân của cá đạt 0,4 - 0,5kg/con với giá bán hiện nay khoảng 30 - 35 nghìn đồng/kg cũng sẽ thu về được 25 - 30 triệu đồng”.
Từ hiệu quả của mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh khuyến khích các hộ tham gia sau khi kết thúc mô hình cần tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô, thường xuyên trao đổi, tuyên truyền và hướng dẫn các hộ khác trong thôn phát triển nghề nuôi cá, để nghề chăn nuôi cá của xã Bình Xa dần trở thành vùng sản xuất hàng hóa, cung cấp cá sạch, an toàn cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh và các vùng lân cận.
Qua đó góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí về nâng cao thu nhập cho người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản thống nhất kinh phí chi hỗ trợ cho người dân có diện tích nhãn bị thiệt hại do bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền khoảng 71,23 tỷ đồng cho các huyện, thành phố. Cụ thể: Mang Thít 12,87 tỷ đồng; Tam Bình 2,23 tỷ đồng; Vũng Liêm 3,38 tỷ đồng; Trà Ôn 5,1 tỷ đồng; Long Hồ 38,5 tỷ đồng; Bình Minh 1,34 tỷ đồng; Bình Tân 1,87 tỷ đồng và TP Vĩnh Long 5,95 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.
Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.
Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn.