Con chim biết chọn phân tử, hay xu hướng đậu nành không biến đổi gen ở thế kỷ XXI
Nếu đặc trưng khoa học của thực phẩm biến đổi gen là tấn công vào hệ thống tự nhiên của cấu trúc gen nhằm tạo sự thay đổi đưa tới năng suất cao, thì xu hướng tôn trọng tự nhiên khi chọn lọc phân tử để phát triển nguồn gen cho đậu nành.
Nhằm tạo nên những giống đậu nành mới cho năng suất cao nhưng bảo toàn được những đặc tính tự nhiên của hạt đậu nành, từ chất lượng dinh dưỡng tới hương vị thơm ngon phù hợp, là xu hướng được Vinasoy chọn cho sự phát triển giống đậu nành của mình.
“Non-GMO” (Không biến đổi gen) là một slogan của đậu nành mang thương hiệu Vinasoy.
Từ trái sang: Ông Võ Thành Đàng-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty Đường Quảng Ngãi, nhạc sĩ Đình Thậm, GS Henry Nguyễn và nhà thơ Thanh Thảo.
Nếu “con chim… Vinasoy” biết “chọn hạt… đậu nành” vừa ngon vừa lành để làm sữa đậu nành, thì người tiêu dùng Việt Nam và thế giới bây giờ cũng là những “con chim biết chọn… sản phẩm sữa đậu nành” một cách thông minh cho mình trong tiêu dùng.
Thực phẩm biến đổi gen, mặc dù đang khá lan tràn trên một phần thế giới, nhưng hoàn toàn có thể trở thành thực phẩm của… quá khứ, một khi người tiêu dùng đã là những “con chim biết chọn sự thông minh”, họ sẽ từ chối những thực phẩm mà chất lượng chưa rõ ràng đối với sức khỏe của chính mình.
Với nhân loại bây giờ, và mãi về sau, sức khỏe luôn là quan trọng nhất.
Thiên tài của Apple là Steve Jobs đã nói:
“Cái giường đắt nhất trên thế giới là gì? – Đó là GIƯỜNG BỆNH…
Bạn có thể sử dụng một người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật thay cho bạn.
Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Chợt nảy ra một ý tưởng, tôi nói rất nghiêm túc với GS Henry Nguyễn:
“Tôi hiện có… 4 đứa cháu nội, tuổi từ một tới chín và tôi muốn khi các cháu lớn lên, tôi sẽ có ít nhất là một đứa cháu trở thành đệ tử của các anh-những “người cầm lái” VSAC.
Nhưng tôi nghĩ, đây không chỉ là hướng nghiên cứu khoa học dành riêng cho hạt đậu nành.
Nó có thể là hướng nghiên cứu về nhiều đối tượng “hạt” và “củ” khác, như hạt lúa, củ khoai vốn thân thuộc với người Việt Nam”. Và đây hoàn toàn không phải câu chuyện xã giao, nói cho vui
Nhưng có một điều mà không bao giờ được tìm thấy khi nó bị mất –đó là CUỘC ĐỜI BẠN.” (Trích “Những lời trăn trối của Steve Jobs”).
Hội thảo khoa học quốc tế “Ứng dụng công nghệ cao và đồng bộ cho việc bảo toàn và phát triển đậu nành Tây Nguyên” vừa được Vinasoy tổ chức ngay tại huyện Cư-Jut (tỉnh Đắk-Nông) nhấn mạnh tới hai mục tiêu:
Bảo toàn và phát triển” khi nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc trồng đậu nành từ nguồn giống đậu nành Cư-Jút-một nguồn giống quí trong bộ sưu tập giống đậu nành Việt Nam.
Để hiện thực hóa ý tưởng tìm về “bản lai diện mục” của hạt đậu nành nhằm “nâng cấp” nó lên một tầm cao mới, Vinasoy đã kết hợp với hai Trung tâm nghiên cứu về đậu nành uy tín trên thế giới là Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Đậu nành Quốc gia Mỹ - Đại học Missouri (National Center for Soybean Biotechnology - NCSB) chuyên thực hiện các công trình nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu về giống, và Trung tâm Nghiên cứu Đậu nành Quốc gia Mỹ - Đại học Illinois (National Soybean Research Laboratory - NSRL) hàng năm đều có những công bố có giá trị về dinh dưỡng đậu nành.
Cả hai trung tâm là đầu mối kết nối hoạt động của nhiều chuyên gia thâm niên về đậu nành tại Mỹ và các nước.
Và, nếu hạt đậu nành Cư-Jút được chọn là “hạt cơ bản” cho việc “nâng cấp” hạt đậu nành của VSAC, thì duyên may cho Vinasoy là đã kết nối được hai nhà khoa học hàng đầu về đậu nành ở đại học danh tiếng của Hoa Kỳ là ĐH Missouri, đó là GS-TS Henry Nguyễn và TSKH (Ph.D.) Vương Đình Trị.
Một người quê gốc Vĩnh Long, còn một người quê gốc… Bình Sơn-Quảng Ngãi.
Tôi đã quen biết với GS Henry Nguyễn từ hội thảo quốc tế ở Sài Gòn, còn lần này mới được quen với Ph.D.
Vương Đình Trị-một người đồng hương Quảng Ngãi.
Anh Trị đã từng học ở trường PTTH Trần Quốc Tuấn-một ngôi trường cũng danh tiếng tại Quảng Ngãi.
Cả Henry Nguyễn và Vương Đình Trị, hai anh đã thành danh tại ĐH Missouri, cùng nghiên cứu về đậu nành, cùng nhận lời về Việt Nam tham gia vào hàng ngũ chuyên gia nghiên cứu chủ chốt của VSAC-Vinasoy. Đó thực sự là một cơ may cho hạt đậu nành Việt Nam, chứ không riêng cho Vinasoy.
Hướng nghiên cứu của VSAC hoàn toàn khác biệt với hướng nghiên cứu biến đổi gen hạt đậu nành.
Đó là hướng nghiên cứu của “con chim biết chọn… phân tử”, đi từ nguyên tắc tôn trọng tự nhiên, bằng cách đi vào cấu trúc vi mô của hạt đậu nành để chọn lọc, lai tạo, phục tráng nhằm “nâng cấp” hạt đậu nành Việt Nam, dựa vào nguồn đậu nành bản địa.
Theo Giáo sư Henry Nguyễn, hiện tại năng suất các nông trại đậu nành ở bang Missouri khá cao, từ 3-5 tấn một ha, cá biệt có thể đạt đến mức 11 tấn đối với đậu nành không biến đổi gen…
VSAC sẽ giúp nông dân Việt Nam tiếp cận được những giống đậu nành năng suất cao, thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên bản địa, kháng hạn, kháng úng tốt, cải thiện protein, nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng riêng có của vùng Cư-Jút Đắk Nông.
Tôi đã được đi cùng GS Henry Nguyễn về thăm “thực địa” khu vực khảo nghiệm kỹ thuật canh tác một số giống đậu nành cùng với giống Cư-Jút ngay tại huyện Cư-Jút, đã nghe GS giảng giải vì sao giống đậu nành Cư-Jút và vùng đất Cư-Jút lại được chọn để mở ra một thời kỳ mới cho hạt đậu nành không biến đổi gen (Non-GMO) Việt Nam.
Những hạt đậu nành vàng Cư-Jút có thể trong hiện tại năng suất chưa cao, nhưng chúng đặc biệt thơm ngon và hoàn toàn thích hợp với vùng đất ferralsols( đất đỏ giàu chất sắt) của Tây Nguyên.
Khi được lai tạo thích hợp với một số giống đậu nành khác, đậu nành Cư-Jút sẽ cho năng suất khá cao-ít nhất từ 3 tấn/ha-với những đặc tính “hiện đại” nhưng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng-một mùi hương đã quyến rũ hàng triệu người quen uống sữa đậu nành tại Việt Nam thông qua sản phẩm của Vinasoy.
Tôi nói với GS Henry Nguyễn:
“Tôi là người ngoại đạo… đậu nành, dù rất mê uống sữa đậu nành, nhưng nghe anh giảng giải, tôi có niềm tin và dự cảm rằng hướng nghiên cứu của VSAC-Vinasoy là hướng tiếp cận của thế kỷ XXI về hạt đậu nành.
Một khi hạt đậu nành vàng “không biến đổi gen” của VSAC lên ngôi, tình hình về hạt đậu nành trên thế giới sẽ khác.” GS Henry Nguyễn công nhận dự cảm của tôi là có căn cứ khoa học.
Tôi chỉ là nhà thơ, căn cứ hay chuyện nghiên cứu và ứng dụng khoa học là của nhà khoa học, nhưng dự cảm là khả năng của nhà thơ.
Dự kiến trong vòng 3-5 năm tới VSAC sẽ hoàn thành việc phục tráng các đặc tính tốt của giống đậu nành địa phương, tiến tới việc đưa ra giống đậu nành mới phù hợp với điều kiện trồng trọt của Việt Nam.
Trong tương lai, Vinasoy sẽ tiếp tục hoàn chỉnh giải pháp đồng bộ ở vùng nguyên liệu, tổ chức thu mua, chế biến sau thu hoạch, bao tiêu sản phẩm cho nông dân để công ty có nguồn nguyên liệu ổn định cũng như nông dân có thu nhập tốt hơn.
Đó là kế hoạch khả thi của nhà khoa học và nhà kinh doanh.
Nhưng điều khiến tôi hào hứng nhất, là hướng nghiên cứu khoa học của VSAC sẽ tạo ra những giống đậu nành “Non-GMO” (không biến đổi gen).
Có thể bạn quan tâm
Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.
Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có đàn heo trên 400.000 con. Từ việc nuôi heo dạng gia đình (mỗi hộ chỉ vài con), trong những năm gần đây, người chăn nuôi chuyển dần sang nuôi qui mô theo hình thức trang trại.
Theo đó, trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã khảo nghiệm hiệu quả sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trên quy mô 1 ha ở vườn thanh long 3 tuổi, tại trạm thực nghiệm thanh long Hàm Minh. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ đã cho kết quả: so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.
Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.