Cấp Bò Giống Là Biện Pháp Xóa Đói Giảm Nghèo Hiệu Quả
Nhiều năm qua, hàng loạt các chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đặc biệt, chương trình cấp bò giống cho các hộ hộ nghèo đã góp phần xoá nghèo bền vững tại địa phương này.
Gia Lai là một tỉnh miền Núi có tiềm năng thế mạnh chăn nuôi bò. Bò là vật nuôi gần gũi quen thuộc với dân, dễ chăm, phù hợp với nhiều vùng nông thôn. Đối với người nghèo vùng sâu, vùng xa, trình độ canh tác, chăn nuôi và vốn liếng hạn chế thì việc khởi nghiệp từ chăn nuôi trâu bò là phù hợp nhất. Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển miền núi Gia Lai đơn vị được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao trọng trách mua bò cấp phát cho dân. Để hoàn thành trọng trách lãnh đạo tỉnh tín nhiệm giao cho doanh nghiệp, Giám đốc Công ty đã giao trách nhiệm cho từng bộ phận chức năng có trách nhiệm thu mua bò giống đảm bảo bò giống được thu mua, chuyển giao trên cùng địa bàn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Bò thuộc khu vực các huyện Đông Nam trong tỉnh được cấp ngay cho hộ dân khu vực ấy, tránh di chuyển làm ốm bò, tránh đưa bò nơi khác đến không thích nghi môi trường. Công tác kiểm dịch, kiểm tra thú y cho số bò giống cấp cho dân được thực hiện khá nghiêm ngặt. Trước khi giao bò cho dân, thú y đã tiêm phòng các loại vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tẩy giun… Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng cấp kinh phí 20.000 đồng/ngày để thực hiện việc cách ly 20 ngày trước khi giao về cho dân nhằm đảm bảo đàn bò nhập đàn an toàn dịch bệnh.
Kết quả, năm 2007, ngân sách tỉnh Gia Lai đã chi hơn 5,77 tỷ đồng mua 1.847 con bò cấp cho các hộ dân ở 13 huyện khó khăn trong tỉnh. Năm 2008, lượng bò được cấp là hơn 1.100 con, năm 2009: 1.300 con, năm 2010: 1.600 con và năm 2011 là 1.700 con, kinh phí 15 tỷ đồng.
Đến xã nghèo Ia Ma Rơn- huyện Ia Pa mới thấy hết niềm hồ hởi của người nghèo khi Nhà nước mang lại hy vọng cho họ. Anh Kpă Ye ở làng H’Liêng 2 là hộ nghèođược cấp bò phấn chấn kể: Vợ chồng anh và 3 đứa con chỉ trông chờ vào thu nhập từ 2 sào lúa, quanh năm không đủ ăn, đời sống rất khó khăn. Được Nhà nước cấp bò, cả tuần nay ngày nào anh cũng đứng ngồi không yên trông cho đến bữa về xã để tận tay sờ vào con bò của mình. Giờ có bò giống anh sẽ về chăn nuôi chu đáo, cắt cỏ cho ăn, sử dụng chuồng trại để lấy phân bón ruộng như nhiều hộ đã nuôi bò trong làng. Một vài năm nữa khi bò sinh sản, gia đình anh sẽ có vốn liếng kha khá, điều mà trước đó anh không dám mơ tới. Hộ anh Kpuh Sinh ở xã Ia Krêl- huyện Đức Cơ, năm 2007 anh là một trong số 25 hộ được xét cấp một con bò giống. Nhờ chăm sóc chu đáo, 2 năm sau bò cho bê con. Đến nay từ một con bò giống ban đầu gia đình anh đã có 4 con bò, trị giá gần 30 triệu đồng. Từ gia đình khó khăn nhất nhì ở làng Ngol Rông, giờ kinh tế vợ chồng anh đã tạm ổn, anh dự định năm tới khi bò đẻ con thứ 4 anh sẽ bán bớt 1 cặp lấy vài chục triệu đồng gom lại làm nhà.
Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Gia Lai cho biết, Gia Lai là một tỉnh có tổng đàn bò khá lớn, hơn 340 nghìn con. Trước năm 2005 mỗi năm có 10.000 - 15.000 con bò xuất ra khỏi tỉnh, song từ khi có chính sách cấp phát bò cho đồng bào nghèo, đã tác động vào phong trào chăn nuôi ở buôn làng. Người dân ý thức được loại vật nuôi này góp phần thoát nghèo nên mở rộng chăn nuôi, lượng bò xuất ra khỏi tỉnh giảm hẳn. Năm 2010 chỉ có hơn 200 con bò giống ở Gia Lai đưa ra ngoài tỉnh. Bò thịt đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và bán ra ngoại tinh để tăng thu nhập.
Hiệu quả của chương trình này là rất đáng phấn khởi. Đối với đồng bào nghèo, ngoài nhà ở, có được một vài con bò là gia sản lớn. Nhiều hộ sau vài ba năm bò sinh sôi nảy nở đã góp phần tích cực vào việc thoát nghèo bền vững
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.
Anh Huỳnh Văn Thanh ở ấp Ngã Tư Một xã Ngãi Hùng huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đã tận dụng nền chuồng heo cũ, cải tạo, nâng cấp lại để nuôi lươn thương phẩm và đang có triển vọng.
Sa Pa được mệnh danh là “thiên đường” của loài cá nước lạnh bởi khí hậu đặc trưng và nguồn nước dồi dào. Nhiều tỉ phú phất lên từ nghề nuôi cá nước lạnh, nhưng rồi nghề “bạc tỷ” này không tránh khỏi quy luật thăng, trầm.
Trong những ngày đầu xuân mới, cùng với bà con nông dân trồng lúa đã tích cực xuống đồng, các hộ nuôi và các doanh nghiệp nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nam Định đang tích cực cải tạo ao, đầm và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bước vào vụ nuôi xuân hè.
Sau mỗi vụ nuôi, lượng mùn bã hữu cơ của vật nuôi tích tụ lắng đọng nhiều ở đáy ao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Công tác cải tạo ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng, do đó người nuôi cần phải tiến hành nhiều biện pháp cải tạo ao hồ sau đó mới thả nuôi.