Nỗ Lực Phát Triển Cà Phê Bền Vững
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột vừa diễn ra tại Đắk Lắk đã thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh việc quảng bá, lễ hội cà phê năm nay còn hướng đến mục tiêu tìm ra giải pháp phát triển cà phê Tây Nguyên bền vững.
Với chủ đề Tạ ơn cà phê, lễ hội gửi gắm lời tạ ơn một vùng đất đỏ bazan trù phú, nơi cho từng rẫy cà phê mạch nguồn để lớn lên, tạ ơn nắng, gió, mưa đã cho từng gốc cà phê đơm hoa kết trái, nhưng trên hết là tạ ơn người trồng càphê đã vất vả để làm nên những hạt cà phê quý giá. Tuy nhiên, có một thực tế là đời sống của người trồng càphê, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bà con sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ canh tác lạc hậu.
Theo thống kê, tỉnh Đắk Lắk có hơn 190.700ha cà phê, sản lượng trung bình 400.000 tấn/năm, giá trị xuất khẩu cà phê chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tạo việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% diện tích cà phê thuộc các công ty, doanh nghiêp được trồng thành vùng chuyên canh, còn lại là do người dân tự trồng và quản lý. Số hộ trồng dưới 0,5ha chiếm khoảng 35%, số hộ trồng từ 0,5ha đến dưới 1ha chiếm 34%.
Không riêng gì Đắk Lắk mà tại Lâm Đồng, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Nông, việc sản xuất cà phê cũng chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, vườn cà phê già cỗi ngày càng gia tăng. Hiện người trồng cà phê còn phải đối mặt với tình trạng hạn hán thường xuyên làm giảm năng suất, sản lượng.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh này đã và đang triển khai đề án Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, sẽ tập trung xây dựng thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột; phấn đấu đến năm 2015, ổn định diện tích cà phê khoảng 150.000ha trong vùng sinh thái thuận lợi để thâm canh tăng năng suất sao cho năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha trở lên, sản lượng đạt 400.000 tấn/vụ mùa; cải tạo, trồng mới số diện tích càphê đã hết chu kỳ kinh doanh nằm trong vùng quy hoạch; kiên quyết chuyển đổi cây trồng khác đối với những khu vực không đủ nước tưới. Xây dựng thêm 10.000m2 kho bảo quản và 40.000m2 kho ngoại quan, 500.000m2 sân phơi và 500 máy sấy nông sản. Phấn đấu đến năm 2015, tăng tỷ lệ cà phê tinh chế đạt 15- 20% sản lượng, đưa giá cà phê xuất khẩu cùng loại ngang bằng với giá thế giới.
Đồng thời triển khai các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh cà phê cho khoảng 8.000 nông dân/năm. Triển khai áp dụng TCVN 4193:2005 cho 60% sản lượng cà phê xuất khẩu trở lên. Ông Huỳnh Quốc Thích, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk) cho biết, tỉnh đã triển khai một số mô hình bón phân và tưới nước riêng lẻ, bón phân và tưới nước tiết kiệm, kết quả cho thấy lượng nước tưới giảm từ 300- 500m3/ha/vụ, giảm gần 30% tổng kinh phí đầu tư trên 1ha/vụ. Thời gian tới, mô hình sẽ được nhân rộng ở khắp các xã trên toàn địa bàn Tây Nguyên.
Ngoài ra, việc Trung tâm Giao dịch càp hê Buôn Ma Thuột (Sàn giao dịch càphê Tây Nguyên) ra đời và đi vào hoạt động đã góp phần hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, dịch vụ trong việc áp dụng các phương thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch trong nước và quốc tế, thị trường kỳ hạn. Đây thực sự là “địa chỉ đỏ” dành cho những người sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê, hướng tới cách làm ăn chuyên nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.
Đã từ nhiều năm nay, cây dưa lê trồng xen giữa 2 vụ lúa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình ở xã Hưng Long (Ninh Giang - Hải Dương).
Cây chôm chôm là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Nam nước ta; là loại cây ưa chuộng đất thịt pha cát hay pha sét, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt; thích hợp với những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa phân bố hằng năm khoảng 2.000mm…
Hơn 30 tuổi, có trong tay gần 2.000 gốc cam và quất, vườn cây ăn quả của anh Vũ Văn Dũng, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là địa chỉ cho nhiều ND đến tham quan, học hỏi.
Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.