Cốm Hồng hương Yên Tử
Cốm Hồng hương Yên Tử của Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh là một trong những sản phẩm thuộc chương trình OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh.
Đây là sản phẩm đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Điều đặc biệt là nó được SX từ giống lúa ĐT 128 do DN này tự chọn tạo.
Sau một thời gian nghiên cứu, từ năm 2014, Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh bắt đầu SX sản phẩm cốm Hồng hương Yên Tử cung cấp ra thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao
. Cốm Hồng hương Yên Tử được chế biến từ gạo lức, có nhiều vi lượng quý như Vitamin B1, Omega, can xi, sắt, lipit... là những chất rất tốt cho cơ thể con người.
Ông Nguyễn Ngọc Tiến, GĐ Cty cho biết, lúa được sấy khô, xay xát, tạo ra gạo lức, sau đó gạo được ngâm nước trong vòng 10 giờ, đem vào tủ nấu cơm, sau đó cơm được đưa sang máy sấy khô, chuyển sang máy rang cốm trộn muối công nghiệp nhập từ TP.HCM rồi được đóng gói thành phẩm.
Quy trình SX cốm theo dây chuyền công nghệ hiện đại và đảm bảo VSATTP.
Cốm Hồng hương Yên Tử có tác dụng phòng bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư, có lợi cho tim mạch, chống lão hoá, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, phát triển chiều cao đối với trẻ em...
Cánh đồng lúa siêu nguyên chủng của Cty tại Đông Triều
Một trong những thành công của Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh là thực hiện thành công mô hình gieo mạ khay trong nhà lưới.
Với diện tích nhà lưới khoảng hơn 200 m2, kinh phí đầu tư hơn 200 triệu đồng, số lượng mạ có thể đáp ứng gieo cấy hàng chục ha, rút ngắn thời gian gieo mạ, nhân công và các chi phí khác.
Theo tính toán của ông Tiến, việc gieo mạ khay tiết kiệm mỗi ha gieo cấy lúa được 10 kg thóc giống, không lo bất lợi của thời tiết và sâu bệnh.
Hiện cốm Hồng hương Yên Tử chủ yếu được cung cấp dùng làm thực phẩm cho các chùa như Ba Vàng, Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội)...
Sản phẩm này rất phù hợp với khách hành hương đi lễ chùa, khách đi xe đường dài... vừa tiện sử dụng, lại cung cấp khá đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Một điều khá đặc biệt là sản phẩm cốm Hồng hương Yên Tử được chế biến từ gạo của một giống “lúa thảo dược” có tên gọi Hồng hương ĐT 128.
Thành phẩm gạo được ông Tiến đưa đi phân tích tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia (Bộ Y tế) với các thông số vô cùng thuyết phục.
Cụ thể: Vitamin B1 khoảng 78,5 mg/100 gr, cao gấp 88 lần gạo thông thường; Canxi 64,7 mg/100 gr; sắt 2,2 gr/100 gr; hàm lượng Omega 3 khoảng 9,39 mg/100 gr cao gấp 20 lần, Omega 6 khoảng 208 gr/100 gr, cao gấp 16 lần và nhất là Omega 9 khoảng 90,6 mg/100 gr cao gấp 12 lần các giống lúa thông thường.
Ông Tiến cho biết thêm, giống Hồng hương ĐT 128 đã được khảo nghiệm và chọn lọc từ năm 2008 - 2014, cây lúa đồng đều và chống chịu sâu bệnh khá, năng suất trung bình 5,5 - 6,5 tấn/ha, gieo cấy thích hợp cả 2 vụ lúa xuân muộn và mùa sớm vì thời gian sinh trưởng chỉ 100 - 105 ngày vụ mùa và 125 - 130 ngày vụ xuân.
Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh đang chọn lọc siêu nguyên chủng, nhân nguyên chủng và hợp đồng liên kết SX với một số địa phương tại Uông Bí và Đông Triều, bao tiêu toàn bộ thóc thương phẩm để chế biến cốm.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 12/10, tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã tổ chức Hội nghị Khoa học ngành Thủy sản toàn quốc năm 2015 lần thứ VI.
Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất đàm phán, càng gia tăng thêm áp lực phải đổi mới mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong nước.
Ngày 12/10, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Hiện nay, tất cả bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong đợt vừa qua đã được điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng, có thể ăn uống, đi lại bình thường.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, đàn gia súc của tỉnh Cà Mau đạt 400.000 con trở lên, gia cầm đạt 1,5 triệu con trở lên. Lượng gia súc, gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh.
Năm 2014 thu lãi 1,3 tỷ đồng từ đầu tư trang trại, năm 2015 được nhận giải thưởng Lương Ðịnh Của do Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng, danh hiệu Sao Thần Nông của liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.